0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
Công năng cầu vượt trong đô thị: Đã thực sự hiệu quả?
Làm thế nào để giảm bớt tình trạng kẹt xe, tắc đường trong giờ cao điểm tại các TP lớn luôn là một trong những vấn đề được các nhà quản lý, quy hoạch quan tâm hàng đầu.

Bên cạnh nhiều phương án đã được thực hiện nhưmởrộng đường, bốtrí đèn tín hiệu giao thông, phân làn… giải pháp xây cầu vượt (cầu vượt giao thông và cầu vượt đi bộ) đã phát huy tác dụng trong việc giải quyết giao thông đô thị. Tuy nhiên, vấn đềđưa những chiếc cầu vượt này hòa nhập với cảnh quan đô thịdường nhưchưa được quan tâm đúng mức, nếu nói hơi quá là đã bịbỏquên.

Cu vượt dưới góc đcm quan

Không thể phủ nhận hiệu quả từ cây cầu vượt mang lại cho các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM… Người dân có thêm được phần đường rộng hơn (đường trên cao) khi tham gia giao thông; giảm được sự ùn tắc tại các điểm đen, nút cổ chai; tạo bộ mặt đô thị hiện đại và quy mô hơn. Nhưng cũng chính sự hiện hữu của các cây cầu này vô hình chung đã phá vỡ hình thái không gian cảnh quan xung quanh. Đặc điểm đường giao thông trong khu vực nội đô là độ rộng mặt đường không lớn, vỉa hè nhỏ hẹp, các công trình kiến trúc hai bên đường phần lớn thấp tầng, hình khối và diện tích nhỏ, thiếu các khoảng không gian cách ly. Chưa kể đến kiến trúc cầu vượt trong đô thị mới chỉ thuần túy giải quyết bài toán giao thông, kết cấu thông dụng vẫn là kết cấu bê tông cốt thép, màu sắc, vật liệu quá đơn giản khiến người tham gia giao thông có cảm nhận nút giao thông cầu vượt giống như một công trường xây dựng dở dang, vô tình biến không gian đường phố trở nên bị dồn ép, gây cảm giác chật chội, bí bách…

Một yếu tố cũng đang bị bỏ ngỏ chính là cây xanh và không gian dưới gầm cầu. Ở khu vực cầu vượt mới chỉ được bố trí một số ít cây xanh, vườn hoa tại các vị trí bùng binh, dải phân cách trên cầu, tính thẩm mỹ kiến trúc hoàn toàn không được quan tâm. Mặt khác, với ưu điểm về vị trí và tầm nhìn, cầu vượt là nơi lý tưởng để lắp đặt hệ thống biển quảng cáo nhưng hình thức và quy mô đặt biển quảng cáo cũng chưa được đề cập tới. Điều này được thể hiện rõ tại một số nút giao thông Phạm Hùng - đường 32, cầu vượt Ngã Tư Vọng, cầu vượt Ngã Tư Sở. Đơn cử như cầu vượt Ngã Tư Sở, ngoài việc dành diện tích làm chỗ gửi xe, riêng hai trụ chính nằm trên đường Láng - Trường Chinh (gầm cầu) không chỉ bị in, dán các mẩu tin “khoan cắt bê tông”, “cho thuê nhà”… mà còn là chỗ trú chân lý tưởng cho các hàng sửa xe, đội ngũ xe ôm và các quán nước tự phát… rất mất mỹ quan đô thị. Hay cầu vượt dành cho người đi bộ nhiều nơi không có mái che, rác bị vứt bừa bãi cộng với thói quen băng qua đường nên không thu hút được nhiều người tham gia, hiệu quả sử dụng thấp, để mỗi khi nhắc đến cầu vượt, nhiều người còn nói đùa rằng, cầu vượt có ích nhất khi gầm cầu là nơi trú mưa cho người đi đường những lúc trời mưa to, tránh nắng nóng.

Cần hài hòa với không gian đô thị

Trong thiết kế giao thông đô thị, điều cần quan tâm là phải tạo nên các đại lộ, tuyến phố như một chuỗi không gian công cộng với cây xanh và hoạt động giao tiếp mở gắn liền hai bên. Điều này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong việc bố trí cầu vượt cho người đi bộ. Tất cả đều tích hợp một cách hoàn hảo các mục tiêu giao thông, kiến trúc, cảnh quan, văn hoá, như thủ đô Paris của Pháp có 3 cầu vượt cho người đi bộ qua sông Seine, hay cầu đi bộ Charles qua sông Vltava của Séc cũng là biểu tượng của thủ đô Praha… Ở Việt Nam, nhiều nơi cũng có những cây cầu là biểu tượng của riêng địa phương như cầu Long Biên, cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng (Hà Nội), cầu Trường Tiền ở Huế… Tuy nhiên, đây là những chiếc cầu bắc qua sông. Còn đối với những cây cầu vượt trên cạn, nhiều ý kiến cho rằng, chưa có một cầu vượt giao thông nào để lại ấn tượng và được nhắc đến như một tác phẩm kiến trúc đẹp trong không gian đô thị.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2011, Hà Nội có hơn 41 nghìn ôtô đăng ký mới, nâng tổng số ôtô đăng ký trên địa bàn lên gần 400 nghìn chiếc, chiếm 22% số lượng ôtô trên toàn quốc. Số lượng ôtô trên cùng với gần 4 triệu xe máy thực sự đang tạo áp lực lớn lên hệ thống giao thông Thủ đô. Để tiếp tục hạn chế ùn tắc giao thông trong nội đô, trong thời gian qua, ngành GTVT Hà Nội đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể, trong đó có xây dựng cầu vượt nhẹ lắp ghép tại một số nút giao lớn. Theo kinh nghiệm Nhật Bản, cầu được làm hoàn toàn bằng thép, móng cọc vít thi công ép xoắn, số cọc ít đi, giá thành có cao hơn, nhưng đặc điểm thi công nhanh, sau khi không dùng nữa có thể tháo ra. Phương án này được xem là một giải pháp tình thế hiệu quả để tháo gỡ ùn tắc. Thiết nghĩ, để dự án có tính khả thi cao hơn cần phải tính kỹ tới mỹ quan đô thị, độ dốc hợp lý; thời gian thi công… Đối với những cầu vượt đang sử dụng, rất cần sự chung tay của các nhà quy hoạch, kiến trúc, xây dựng… trong việc quy hoạch, tổ chức cảnh quan, phân khu chức năng hợp lý, tạo các không gian xanh, khu dịch vụ giải trí… cho khu vực trên, dưới, hai bên cầu, biến những cây cầu như một cơ thể sống, là biểu tượng kiến trúc hài hòa và không thể tách rời với không gian xung quanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng đô thị văn minh, giàu đẹp.

Theo baoxaydung

  • Tags