0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
Nghệ thuật điêu khắc giữa không trung / Janet Echelman

Lấy cảm hứng từ các vật liệu địa phương của Mahabalipuram, một ngôi làng đánh cá của Ấn Độ, nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng người Mỹ Janet Echelman tình cờ gặp một bước ngoặt làm thay đổi cả nghệ thuật và cuộc sống của cô mãi mãi. Một buổi tối, trong khi quan sát thói quen hàng đêm của ngư dân với những bó lưới của họ, Echelman tưởng tượng tra một loại hình mới của điêu khắc – hình thức điêu khắc thể tích với quy mô của một tòa nhà lớn, với sức lan tỏa trong gió.

 

Với công thức đưa ra là hỗn hợp của nghề thủ công cổ và công nghệ hiện đại, Echelman hợp tác với các kỹ sư hàng không và cơ khí, kiến trúc sư, design ánh sáng, kiến trúc sư cảnh quan để thay đổi cách nhìn về môi trường đô thị trên toàn thế giới với các tác phẩm điêu khắc của mình.

Cùng Kienviet chiêm ngưỡng các tác phẩm độc đáo của cô:

She Changes, 2005 – Porto, Portugal

Sử dụng màu sắc và vật liệu gợi lại lịch sử của khu vực là một trung tâm đánh bắt cá và phát triển công nghiệp, cấu trúc là một không gian 3 chiều với nhiều lớp mạng lơ lửng tại Cidade Salvador Plaza. Đây là công trình đầu tiên, một tác phẩm điêu khắc công cộng hoành tráng sử dụng tính mềm mại và linh hoạt của các màng lan tỏa trong gió. Công trình dường như làm nổi bật thêm hình ảnh của thành phố, đó là một tác phẩm điêu khắc và “đồ họa trong gió”. Khi được phỏng vấn về công trình, những người dân địa phương đưa ra những cách diễn giải khác nhau, từ lưới đánh cá, cột buồm, ăng ten, gợn sóng nước…như một nhắc nhở về lịch sử hằng hải Bồ Đào Nha, các màu đỏ – vàng- trắng sọc tượng trưng cho những ống khói của quá khứ công nghiệp tại đây.

Cấu trúc gồm 3 cột thép khác nhau ở các độ cao 25-50m, các cực hỗ trợ gồm 20 vòng thép đường kính 45m. Các vòng nghiêng hướng ra biển, dao động từ 13,5m tại điểm thấp nhất so với mặt đất và cao nhất là 27m.

Vật liệu sử dụng bao gồm 36 phần lưới cá nhân bố trí dưới hình thức đa lớp, sợi kiến trúc TENARA ®, tia chống UV, sợi PTFE (poly-tetra-fluoro-ethylene).

Her Secret Is Patience, 2009 – Phoenix, AZ

Dự án này thực hiện với mong muốn cho người xem cảm nhận được gió sa mạc. Ban ngày, ánh sáng mặt trời chiếu vào khối điêu khắc và đổ bóng xuống mặt đất trên những con đường đi bộ. Ban đêm, màu sắc dần thay đổi tượng trưng cho các mùa. Hình thức 3 chiều tạo ra từ sự kết hợp của bàn tay và máy  knotting polyester. Tác phẩm này sử dụng thép mạ kẽm, sơn và các loại cáp, dây và lưới polyester với độ bền cao, lập trình thay đổi ánh sáng trên máy vi tính.

Tsunami 1.26, 2011 – Sydney, Australia

Tsunami 1,26 là một đăng ten trên không, được lấy cảm hứng từ từ sóng thần và động đất năm 2012 tại Chile. Công trình nhắm nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau của cộng đồng toàn cầu, giúp người xem nhận thức được chính mình.

Studio Echelman tạo ra một mô hình 3D của thảm họa sóng thần bằng cách sử dụng dữ liệu từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA và NOAA cho Trung tâm Nghiên cứu sóng thần và sau đó phần mềm được sử dụng để biến đổi một phác thảo của khu vực có biên độ cao hơn của mô hình thành một hình thức nghệ thuật điêu khắc. Tác phẩm nghệ thuật này sử dụng Spectra ®, một loại vật liệu có trọng lớp gấp 15 lần thép. Lưới thắt nút bằng máy để chịu được gió.

1.26, 2010 – Denver, CO

Điêu khắc 1,26 – Dự án hai năm một lần của các nước châu Mỹ
6 Tháng Bảy – 6 tháng 8, 2010
Giờ chiếu sáng: 6h – 9h

Thành phố Denver yêu cầu các nghệ sĩ tạo ra một tác phẩm hoành tráng nhưng phải khai thác được chủ đề liên kết của 35 quốc gia Tây Bán Cầu. Cô lấy cảm hứng từ thông báo của Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA rằng trận động đất tháng 2 năm 2010 Chile rút ngắn độ dài ngày của trái đất mất 1,26 micro giây bằng cách phân phối lại khối lượng của trái đất. Echelman đã cùng cơ quan quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) mô phỏng sóng thần tiếp theo của trận động đất, sử dụng dưới dạng 3 chiều,  biên độ của sóng thần loang ra khắp Thái Bình Dương làm cơ sở cho hình thức điêu khắc của cô.

Water Sky Garden, 2009 – Richmond, British Columbia

Water Sky Garden là tác phẩm làm biến đổi không gian quảng trường xung quanh Richmond Olympic Oval, địa điểm chính thức cho Olympic mùa đông Vancouver 2010. Echelman thiết kế tác phẩm nhằm đem lại cảm giác về nước,bầu trời và con đường cho người đi bộ với những đài phun nước, bong bóng không khí, lưới thép, ánh sáng.

Lối đi bằng gỗ tuyết tùng màu đỏ dẫn khách tham quan đi tới tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm điêu khắc trở thành chiếc lồng đèn nổi nật khi được chiếu sáng trong đêm. Dự án này được thực hiện thông qua sự hợp tác với mội đội ngũ gồm các chuyên gia tư vấn kiến trúc, xây dựng, ánh sáng và nước, cảnh quan từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế.

Every Beating Second, 2011 – San Francisco, CA

Nghệ sĩ Janet Echelman biến đổi các thiết bị với tính chất hư cấu tinh tế thu hút người xem với hình ảnh thực tế và tưởng tượng về tự nhiên. Tác phẩm điêu khắc của cô từ ba cửa sổ ở mái vào trần nhà, từ đó tạo các lớp lưới màu với hình thức  đầy gợi cảm. Máy tính lập trình các tác phẩm điêu khắc fluidly chuyển động ở khoảng thời gian khác nhau trong suốt cả ngày, như thể làn gió kỳ diệu có thể “chảy” qua các bức tường vững chắc.

Theo kienviet.net

  • Tags