0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
Hiện nay ở những công trình lớn, đổ bê tông thương phẩm phải có thiết bị hiện đại, có kỹ thuật, kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong quá trình thi công, đơn vị cung cấp bê tông đã áp dụng nhiều phương pháp để giảm thời gian, chi phí trong cung cấp bê tông cho công trình.
Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của Hà Nội ước khoảng 5.000 tấn/ngày - đêm. Trên 98% lượng rác thải này được xử lý bằng cách chôn lấp. Tuy nhiên, khoảng 85-90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Dự tính, nếu cứ tiếp diễn tình trạng này, đến năm 2015, Hà Nội sẽ không còn chỗ chôn rác.
Các hộ gia đình chiếm tới một nửa lượng tiêu thụ năng lượng của thế giới, vì vậy không bất ngờ khi tiết kiệm năng lượng trong mỗi ngôi nhà trở thành yếu tố quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu. Trong lĩnh vực này, nhiều vật liệu xây dựng độc đáo, sáng tạo ra đời nhằm tạo nên những ngôi nhà thân thiện với môi trường.
Tiến sĩ Đỗ Quốc Quang và các cộng sự thuộc Viện Công nghệ (Bộ Công thương) đã nghiên cứu, phát triển thành công công nghệ và dây chuyền sản xuất tấm lợp không amiăng. Công nghệ này đã tạo bước đột phá mới, thay thế hàng nhập ngoại và quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe con người, tránh độc hại.
Hiện tại, vấn đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đã mang tính phổ quát toàn cầu, nên ở Việt Nam, việc ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng vào các công trình xây dựng cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng và của các chủ đầu tư. Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong giai đoạn 2006 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã bao gồm cả nội dung này.
Với đặc điểm mỏng dính, có thể uốn cong và đổi mầu, loại kính thông minh hiện nay đã khiến người ta phải thay đổi định kiến về thủy tinh.
Công ty Công nghệ rơm Modcell ở Yorkshire, nước Anh đang theo đuổi công nghệ sản xuất các bức tường nhà bằng rơm.
Theo quy định của Bộ Xây dựng, từ 15/1/2013, các công trình xây dựng tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây dựng không nung; các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây dựng không nung, sau năm 2015 phải sử dụng 100%. Tuy nhiên, theo giới kiến trúc sư thì hiện số công trình sử dụng vật liệu “xanh” vẫn chưa nhiều.
Ở Việt Nam, hơn 3 năm qua Chính phủ đã ban hành chương trình phát triển vật liệu xây không nung nhưng thói quen sử dụng của người dân vẫn chưa thay đổi được nhiều. Do đó cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội để tạo thành một cuộc cách mạng thay đổi thói quen trong sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD).
Những thông tin về việc hoàn thành cao ốc văn phòng bằng gỗ 8 tầng ở Dornbirn (Áo) và một chung cư 9 tầng ở Lon Don (Anh) là minh chứng thực tế cho thấy ý tưởng về những công trình kiến trúc bằng gỗ cao tầng đang ngày càng nhanh chóng đi vào cuộc sống.