0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
Đối với Đà Nẵng, việc xây dựng hạ tầng giao thông là một trong những việc đầu tư quan trọng trong chiến lược xây dựng, phát triển một đô thị hiện đại, bền vững. Và Đà Nẵng đang là địa phương đi đầu cả nước trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong phát triển đô thị.
Các cơ quan chức năng có trách nhiệm quản lý cầu Sài Gòn đã lên tiếng báo động sự xuống cấp nghiêm trọng của cây cầu này. Cầu Sài Gòn với số tuổi gần tròn 50 đã thật sự mệt mỏi khi bình quân mỗi ngày phải “gánh” trên 41.000 lượt ôtô, cả trăm ngàn lượt xe gắn máy qua lại...
Tại Hà Nội, không ít những căn nhà “bỗng dưng” trở thành hầm vì cải tạo lại đường, làm cầu, xây KĐTM. Điều này trở thành câu chuyện “dở khóc, dở cười” sau mỗi trận mưa lớn khiến nhiều ngôi nhà ngụp tũm trong nước. Nhiều câu hỏi “giá như” được đặt ra, nhưng mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó, và cứ mỗi mùa mưa đến, điệp khúc “Em ơi! Hà “lội” phố…” lại tiếp tục.
Trong khi giao thông đô thị là vấn đề phức tạp, thì còn lâu nữa nó mới quan trọng để đưa vào tay những nhà quy hoạch, không có ý kiến của những người ảnh hưởng nhất. Hiểu biết một số vấn đề cơ bản của giao thông có thể giúp công chúng nói chung để đưa ra ý kiến vào quy hoạch đô thị và vì thế bảo đảm kết quả tốt hơn.
Kết cấu hạ tầng là một loại hình bất động sản đặc thù, sử dụng cả nguồn vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân, gồm các lĩnh vực then chốt như giao thông, năng lượng, thủy lợi,... 10 năm qua, tổng đầu tư kết cấu hạ tầng tại Việt Nam đạt tỷ lệ trung bình 10%, cao hơn nhiều so với các nền kinh tế đang phát triển khác. Các lĩnh vực này có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nên rất được Chính phủ coi trọng.
Với sự trợ giúp của Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Phát triển Pháp (AFD), dự án xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) đang được nghiên cứu và thực hiện với một mạng lưới giao thông công cộng hướng về dịch vụ tốt, chất lượng cao.
Một trong những hệ thống vận tải hành khách tốt nhất và bền vững thế giới đã được phát triển ở Curitiba – đô thị có quy mô dân số trung bình nằm ở miền nam đất nước Brazil. Tại đây, mạng lưới xe buýt hoạt động rất hiệu quả, chúng kết hợp những đặc tính ưu việt nhất của hệ thống tàu điện ngầm và phương tiện vận chuyển truyền thống trên cùng không gian đường phố để hình thành một “hệ thống metro trên mặt đất”. Hệ thống này có tính kết hợp tối đa – một mặt, chúng tạo ra sự phát triển dọc theo các hành lang dự kiến, mặt khác, chúng tăng khả năng thích ứng để mở rộng khu vực dân cư theo trục định hướng.
TPHCM ở lằn ranh của rừng sác chạy tới biển, từ Tây Nguyên đổ xuống, ăn thấp xuống Đồng Tháp Mười, có diện tích tự nhiên 2.095, 01km2, dân số khoảng 6.480 triệu người, dự kiến đến năm 2025 lên tới 10 triệu người, có gần 60% diện tích là vùng đất thấp dưới 1,5m trên mực nước biển (120.000ha), với mạng lưới sông rạch chằng chịt (7.880km kênh rạch chính).
Hà Nội mới trong tương lai, có cơ sở hạ tầng hiện đại, có điều kiện địa lý thuận tiện cho việc giao lưu quốc tế, sẽ có đủ điều kiện của một trung tâm dịch vụ tầm cỡ của khu vực, thu hút các công ty lớn trên thế giới đến đây đặt trụ sở.
Trong công cuộc xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng, tạo dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững. Ðược sự quan tâm và chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, sự nỗ lực của chính quyền các cấp cùng với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới, hệ thống hạ tầng kỹ thuật các đô thị và các khu vực dân cư nông thôn tập trung ở nước ta đã từng bước được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, qua đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.