0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
Trong thời gian vừa qua, vấn đề cao độ nền xây dựng (hay gọi là cốt nền) được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh khá rầm rộ, có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc xác định cao độ nền, quy hoạch chiều cao, quản lý và cung cấp thông tin về cốt nền. Xin được trình bày một cách tổng quát vấn đề này như sau:
Giao thông tĩnh, bao gồm bến bãi và điểm đỗ xe công cộng là một bộ phần của kết cấu hạ tầng giao thông đô thị. Những năm qua, sức ép to lớn về nhu cầu đỗ xe trong đô thị ngày càng cao, trong khi đó thiếu quy hoạch cụ thể về bến, bãi, quỹ đất dự phòng không có, các giải pháp đưa ra đều là những giải pháp tình thế và bị động có thể thấy nhiều điểm đỗ đang được khai thác, sử dụng hiện nay trên TP Hà Nội là đỗ tạm. Có rất ít bãi đỗ xe được xây dựng khang trang, có khuôn viên để quản lý.

Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định Số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 đã nêu quan điểm phát triển trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị đó là: “việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam phải bảo đảm xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp hoặc hiện đại, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi đô thị”. Để đáp ứng được yêu cầu nêu trên, vấn đề  trình độ của đội ngũ cán bộ trực tiếp xây dựng và quản lý hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị giữ một vai trò rất quan trọng và đặt ra cho  công tác đào tạo cán bộ ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị những nhiệm vụ có tính cấp thiết  không chỉ trước mắt mà còn lâu dài nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.

Trong thực tế quy hoạch đô thị rất khó có thể tìm được một khu đất có các điều kiện tự nhiên, đáp ứng được ngay yêu cầu xây dựng. Vì vậy người ta phải tiến hành những biện pháp kỹ thuật cần thiết để cải tạo điều kiện tự nhiên của khu đất trong đó có điều kiện địa hình nhằm thỏa mãn các yêu cầu quy hoạch xây dựng đô thị. Công tác cải tạo địa hình trong tiến trình xây dựng phát triển đô thị được kiểm soát thông qua việc thiết kế quy hoạch và quản lý chiều cao nền khu đất xây dựng

Trong 10 năm qua, sự phát triển của hệ thống đô thị và quá trình đô thị hoá ở nước ta đã diễn ra nhanh chóng trên phạm vi cả nước. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị như: Hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn... được cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới đã phát triển khá nhanh góp phần tạo nên bộ mặt đô thị đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống của người dân đô thị, góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo lập một nền tảng phát triển bền vững đô thị.

Nội dung bài báo đưa ra cấu tạo kết cấu mặt đường bê tông nhựa rỗng porous asphalt pavement-một loại kết cấu thân thiện với môi trường-trong đô thị với khả năng thoát nước nhanh mặt đường.

UBND Thành phố vừa có văn bản chấp thuận điều kiện bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Láng Hạ - đường Thái Hà.

UBND TP Hà Nội vừa thông báo kết luận của Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi và Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng tại cuộc họp về Dự án xây dựng đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến số 1), giai đoạn 1.

Đường trên cao không giải quyết được tất cả các vấn đề của giao thông đô thị mà còn phải phối hợp với hệ thống giao thông công cộng nữa. Ngoài ra, nếu làm đường trên cao mà không song song mở rộng đường dưới mặt đất, không có mô hình quản lý tốt thì tắc đường vẫn hoàn toàn tắc đường mà thôi.