0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
Lỗi thường gặp khi thiết kế cầu thang
Cầu thang là một trong những không gian có vai trò quan trọng trong ngôi nhà không chỉ về mặt công năng mà còn ảnh hưởng đến tính mỹ quan của tổng thể.

Vai trò của thiết kế trong xây nhà lâu nay đã không thể phủ nhận, bởi bản vẽ thiết kế ngoài những giá trị về pháp lý (xin phép, hoàn công) còn là cơ sở quan trọng nhất để tiến hành xây dựng (thiết kế kỹ thuật thi công). Tuy nhiên, từ bản thiết kế đến thực tế xây dựng xong ngôi nhà vẫn còn những khoảng cách, ít hay nhiều tuỳ thuộc vào các yếu tố như năng lực thiết kế, năng lực thi công, vật liệu sử dụng, thời gian tiến độ, sự can thiệp của gia chủ… thậm chí nhiều thiết kế tốt, thi công chuẩn nhưng khi đưa vào sử dụng vẫn bộc lộ lắm bất cập.

Trong quá trình làm nhà, có hàng trăm thứ phải lo, hàng ngàn chi tiết phải mua sắm, gia công, lắp đặt. Khoan bàn đến những công trình xây ẩu, không có người chuyên môn, không có thiết kế để xảy ra vô vàn bất cập và bất an, nhiều công trình có thiết kế hẳn hoi, khi làm vẫn vướng phải những lỗi rất cơ bản, như chuyện tại khu vực cầu thang chẳng hạn.

Dưới đây là một vài lỗi nhỏ thường gặp khi thiết kế cầu thang và những cách khắc phục:

1. Cảm giác đụng đầu

Làm cầu thang đụng đầu là chuyện hay gặp trước kia nếu thiết kế ẩu hoặc thi công bởi thợ tay ngang không có bản vẽ. Nhưng “cảm giác đụng đầu” lại là một chuyện… khó tả, bởi đã là cảm giác thì mỗi người mỗi khác.


Dầm đà tại vị trí này đã phải gọt bớt đáng kể mà vẫn
gây khó chịu khi lên xuống cầu thang


Cửa sổ của phòng vệ sinh này mở ra ngay tầm mắt người
đi trên cầu thang. Do đó kiến trúc sư phải điều chỉnh
bằng cách mở bật vào trong và dán decal mờ!

2. Gầm thang, dùng sao cho khéo

Cầu thang dưới trệt hay được tận dụng làm kho hoặc phòng vệ sinh. Và chuyện đụng đầu hoặc sử dụng kém hiệu quả cũng thường xảy ra ở đây. Nhiều thiết kế vẽ trên mặt bằng khu vực gầm cầu thang ở khoảng bậc số 10 trở lên là làm được không gian sử dụng, nhưng thực ra ngay tại vị trí bậc 10 thì mặt trên cầu thang mới cao hơn sàn dưới khoảng 1,7m, chưa kể bản đúc cầu thang, mặt bậc xây gach, lớp tô trát… tổng cộng có khi hơn 3 tấc, gầm cầu thang khi đó bên dưới chỉ còn thông thuỷ chưa tới 1,4m. Tất nhiên việc đụng đầu là không tránh khỏi! Nhiều nhà thầu đành phải chỉnh sửa bằng cách khoét nền nhà sâu xuống vài bậc, hoặc đặt các chức năng ít sử dụng vào đây như bể nước, máy bơm, kho lặt vặt hay bố trí tiểu cảnh cho như một cách khắc phục cho lỗi này.


Trước khi đúc bêtông sàn trên, nhà thiết kế đã kịp…
cắt một phần sàn để vị trí cầu thang không còn
“cảm giác đụng đầu”.

 

3. Từ mũi bậc đến tay vịn

Khi hoàn thiện bậc thang bằng đá granite hay gỗ thì luôn có mũi bậc. Tuy nhiên nhiều cầu thang lúc thiết kế thì thấy chia bậc bình thường, vậy mà khi ốp lát hoàn thiện thì các mũi bậc bị “rượt đuổi” dần dần rồi lấn ra sàn hoặc chiếu nghỉ đến cả tấc! Ngoài nguyên nhân thi công ẩu thì phải cần xem lại thiết kế thực sự đã “trừ hao” hay chưa. Những vị trí có xẻ bậc thì buộc phải đảm bảo phần thịt còn lại của từng bậc theo như nguyên lý thiết kế cấu tạo mà một số nhà thiết kế lắm lúc “không thuộc bài”.


Cầu thang trong chung cư cũ này khá chuẩn về cách
chia bậc và xử lý mũi bậc tại các vị trí rẽ quạt

 

4. Xử lý phần lan can tay vịn

Cho dù hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất cung cấp các dạng lan can tay vịn theo dạng làm sẵn đúng tiêu chuẩn nhưng cầu thang nhà ở tư nhân lại ít được điều kiện thoải mái về diện tích như cầu thang công cộng hoặc văn phòng, do đó nhiều lúc vẫn phải “chế biến” theo thực tế sao cho hài hoà cũng như đạt được ý tưởng của kiến trúc sư.


Cho dù gia chủ khéo léo trang trí, tranh thủ đặt thêm vài
bức tranh thì chỗ đà ngang dễ đụng vai và đóng bụi này
hoàn toàn có thể giấu được bằng cách làm đà nhỏ lại
ngay từ đầu hoặc xây tường đôi

Nguồn tin: SGTT
  • Tags