0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com

Chung cư cũ tại Hà Nội luôn được ví là "rau muống luộc trên chiếc đĩa vàng". Việc cải tạo, xây dựng lại các công trình này của Hà Nội rất cần học hỏi những kinh nghiệm quý báu của đất nước mặt trời mọc. 

Trong giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến, mô hình khu đô thị vườn đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hình thái đô thị hoá của thành phố Reims (phía đông bắc nước Pháp, cách Paris 140 km) trước khi công cuộc tái thiết và trào lưu hiện đại xâm chiếm các khoảng không trong thành phố và lấp đầy bằng những khu chung cư cao tầng…

Chiến lược phát triển phải được đặc biệt phục vụ cho nhu cầu của mỗi quốc gia, là những đặc điểm và môi trường độc đáo của mỗi quốc gia đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Đối với đô thị hóa ở Việt Nam, rất nhiều sức ép được đặt trong các lĩnh vực sau: phát triển bền vững, hiệu quả, và giữ gìn bản sắc văn hóa sẽ tăng cường vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực và giai đoạn kinh tế toàn cầu.

Dự án xây dựng công viên Freshkills là một bước ngoặt lớn của thành phố New York, đây là dự án cải tạo quy mô lớn, bãi rác lớn nhất thế giới biến thành không gian xanh cộng cộng với các giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Thành phố đã ban hành một yêu cầu (RFP) từ các nhà thầu tư nhân để xây dựng, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, năng lượng gió cung cấp cho 6000 ngôi nhà, đây là kế hoạch được đề cập tới ngay từ khi có ý định xây dựng công viên Freshkills.

 

Việc triển khai đồ án Quy hoạch chung (QHC) xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang đặt ra cho Hà Nội những vấn đề lớn.
Làm thế nào để hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, nguồn lực nào đưa quy hoạch vào cuộc sống, làm sao để đạt được tốc độ đô thị hóa theo yêu cầu nhưng vẫn đảm bảo được sự tồn tại mang tính bền vững cho khu vực nông thôn…?

Phát triển bền vững có thể coi là kết quả hợp nhất giữa kinh tế - xã hội và môi trường để tìm ra vùng chung/ tiếng nói chung đảm bảo tính bền vững. Những kinh nghiệm từ một số nước châu Á sẽ là bài học tham khảo cho các đô thị Việt Nam trong tiến trình phát triển bền vững. 

Trong các báo cáo về xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, số liệu về cổng, hàng rào, cây cối... chặt phá được xem như là kết quả, thành tích của phong trào hiến đất làm đường giao thông. Hình ảnh chặt bỏ những bờ rào làm bằng cây trồng lâu năm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thể hiện sự quyết tâm của các địa phương trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Nhưng... đằng sau các con số, sự kiện rầm rộ ấy là cả một câu chuyện về văn hóa ở các làng quê hiện nay.

Để nâng cao đời sống của người dân nông thôn thực sự có tính bền vững, thì phát triển kinh tế được xem là vấn đề căn bản. Từ nhóm tiêu chí kinh tế, các địa phương sẽ có những giải pháp về đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo... Nhưng xem ra với vấn đề này, nhiều địa phương vẫn còn "loay hoay", chưa tìm ra lối thoát.

Phát triển làng nghề không chỉ giúp nâng cao thu nhập, đời sống nông dân, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, để lại khoảng trống đất đai dành cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn.

Đến thời điểm này, cụm từ "xây dựng nông thôn mới" (NTM) đã trở nên quen thuộc với hầu hết người dân trong tỉnh. Phong trào xây dựng NTM đang được triển khai rộng khắp và đã xuất hiện nhiều điển hình. Tuy nhiên, ngay từ bước đầu triển khai đã nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi sự quan tâm, nghiên cứu để có những bước đi phù hợp trong lộ trình xây dựng NTM.