0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 - QHC02

Nằm ở phía Tây của tỉnh Vĩnh Phúc; Trung tâm vùng cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km; Có hệ thống đường giao thông chính đi qua gồm: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Quốc lộ 2C; các đường tỉnh 305, 306, 307; đường vành đai 4 và 5 của thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai.

Thông tin Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Thuộc đồ án Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Đồ án Quy hoạch  xây dựng vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Được phê duyệt tại  Quyết định số 1201/QĐ-UBND ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập Quy hoạch xây dựng vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xây dựng vùng trở thành một trong bốn trung tâm kinh tế của Tỉnh, làm cơ sở để tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, gắn liền với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và giữ gìn cân bằng sinh thái trên địa bàn Tỉnh.

Sơ đồ hiện trạng giao thông vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc

- Vị trí:

Trung tâm vùng cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km;

+ Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang;

+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường;

+ Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương;

+ Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Xem thêm: Thông tin Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống cấp điện vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

- Địa hình, địa mạo: 

- Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng sinh thái rõ rệt là trung du và vùng núi.

- Vùng núi: Tập trung tại phía Bắc, diện tích tự nhiên khoảng 198,5km2, chiếm 54,1%. Địa hình chia cắt bởi độ dốc lớn (cấp II đến cấp IV). Độ cao trung bình từ 100-300m, cao nhất tại đỉnh núi Sáng 657m.

- Vùng trung du: Tập trung tại phía Nam, diện tích tự nhiên khoảng 168,4km2, chiếm 45,9%. Địa hình dạng đồi thấp dạng bát úp xen lẫn đồng ruộng, độ dốc trung bình (cấp II đến cấp III). Độ cao trung bình từ 10-100m. Trong vùng này có 3 xã gồm Sơn Đông, Triệu Đề và Đồng Ích tại phía Nam huyện Lập Thạch là vùng trũng, có cao độ trung bình 10-16m hay bị ngập úng vào mùa mưa.

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch Vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc

- Được phê duyệt tại:

Quyết định số 1201/QĐ-UBND ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập Quy hoạch xây dựng vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Mục tiêu:

- Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quy hoạch xây dựng vùng trở thành một trong bốn trung tâm kinh tế của Tỉnh, làm cơ sở để tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, gắn liền với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và giữ gìn cân bằng sinh thái trên địa bàn Tỉnh;

- Xác lập cơ sở để thu hút đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Thời điểm lập quy hoạch:

+ Năm 2012

- Nội dung văn bản: 

Hầu hết trên địa bàn chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh, một số khu vực đô thị mới chỉ được đầu tư xây dựng cống, rãnh thu gom nước thải, các công trình đầu tư còn nhỏ lẻ, chắp vá mang tính cục bộ. Bởi vậy, chưa phát huy được tốt việc xử lý nước thải tại khu vực đô thị. Nước thải sinh hoạt mới chỉ được xử lý cục bộ bằng hệ thống bể tự hoại của các hộ gia đình, sau đó thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước mưa. Tại khu vực xã Thái Hòa huyện Lập Thạch đang chuẩn bị triển khai dự án xử lý nước thải với công suất 450 m3/ ngđ.

- Thu gom chất thải rắn:

+ Tổng lượng chất thải trong vùng: 164,81 tấn/ngđ, thu gom là 88,68 tấn/ngđ, gồm chất thải sinh hoạt và chất thải y tế trong đó chủ yếu từ chất thải sinh hoạt.

- Chất thải sinh hoạt:

+ Theo số liệu tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2012 thì lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 550 tấn/ngày đêm, trong đó chất thải phát sinh  khu vực quy hoạch là 164,81 tấn/ ngày đêm.

+ Một số huyện đã chỉ đạo các xã thành lập Hợp tác xã dịch vụ môi trường để thực hiện các dịch vụ về bảo vệ môi trường. Tính đến tháng 11/2012, có 100%  xã, thị trấn có đội ngũ thu gom rác thải; có 36/46 xã, thị trấn đã có hố chôn lấp tạm thời. Tuy nhiên, các đội thu gom này hầu hết mới chỉ hoạt động ở một số khu vực trên địa bàn, chưa đảm nhiệm được việc thu gom cho toàn xã (việc thu gom hầu như chỉ thực hiện ở một số khu vực tập trung đông dân cư ở địa bàn); tỷ lệ rác được thu gom ở những địa bàn có tổ chức thu gom trung bình mới đạt khoảng 40-50%, tần suất thu gom khoảng từ 8 - 15 lần /tháng.

+ Nguồn kinh phí để chi cho bộ phận thu gom rác thải chủ yếu được lấy từ nguồn thu phí vệ sinh các hộ gia đình với mức thu khoảng 500 - 1.500 đồng/khẩu/tháng và nguồn hỗ trợ từ ngân sách. Toàn bộ lượng rác thải thu gom được chưa có biện pháp xử lý đảm bảo hợp vệ sinh (hầu hết chôn lấp và đốt cháy tự nhiên), một số địa phương có thu gom, xong còn đổ rác bừa bãi, không xử lý. Vì vậy, rác thải ở khu vực nông thôn đã và đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng và là nguyên nhân gây bức xúc hiện nay ở nông thôn.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản vẽ (CAD):

+ Các văn bản pháp lý liên quan.

Bản vẽ QH-07D: Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050


Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng phía Tây đến năm 2030

Xem thêm: Sơ đồ hiện trạng hệ thống giao thông vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi