0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
TCQG - TCVN 12251:2020 - Bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu xây dựng

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12251:2020

BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN CHO KẾT CẤU XÂY DỰNG

Protection against corrosion for building structures

Lời nói đầu

TCVN 12251: 2020 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Liên bang Nga SP 28. 13330. 2012 và cập nhật, bổ sung theo SP 28.13330.2017.

TCVN 12251:2020 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN CHO KẾT CẤU XÂY DỰNG

Protection against corrosion for building structures

1.  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu xây dựng (bê tông, bê tông cốt thép, thép, nhôm, gỗ, gạch đá và xi măng amiăng) của nhà và công trình (xây mới hoặc cải tạo sửa chữa), chịu tác động của môi trường ăn mòn với nhiệt độ từ 0 °C đến 50 °C.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu xây dựng chịu tác động của các chất phóng xạ, kết cấu được chế tạo từ bê tông đặc biệt (bê tông polime, bê tông chịu nhiệt, chịu axit, chịu băng giá).

Đối với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép xây dựng trong môi trường biển áp dụng theo TCVN 9346:2012.

2.  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

- TCVN 1651-1:2018, Thép cốt bê tông - Phần 1: Thép thanh tròn trơn.

- TCVN 1651-2:2018, Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn.

- TCVN 1651-3:2018, Thép cốt bê tông - Phần 3: Lưới thép hàn.

- TCVN 2097:2015, sơn và vecni - Phép thử cắt ô.

- TCVN 2682:2009, Xi măng pooc lăng. Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 4316:2007, Xi măng pooc lăng xỉ lò cao. Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 4506:2012, Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 5439: 2004, Xi măng - Phân loại.

- TCVN 5573:2011, Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 5574:2018, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 5575:2012, Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 6067:2018, Xi măng pooc lăng bền sulfat. Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 6260:2009, Xi măng pooc lăng hỗn hợp. Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 6284 -1:1997, Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 1: Yêu cầu chung.

- TCVN 6284 -2:1997, Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 2: Dây kéo nguội.

- TCVN 6284 -3:1997, Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 3: Dây tôi và ram.

- TCVN 6284 -4:1997, Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 4: Dảnh.

- TCVN 6284 -5:1997, Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 4: Thép thanh cán nóng có hoặc không xử lý tiếp.

- TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 7572-14:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 14: Xác định khả năng phản ứng kiềm - silic.

- TCVN 7572-15:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định hàm lượng clorua.

- TCVN 7711:2013, Xi măng pooc lăng hỗn hợp bền sunphát.

- TCVN 8789:2011, Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

- TCVN 8790:2011, Sơn bảo vệ kết cấu thép - Quy trình thi công và nghiệm thu.

- TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông.

- TCVN 9188:2012, Amiăng crizotin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng.

- TCVN 9205:2012, Cát nghiền cho bê tông và vữa.

- TCVN 9346:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển.

- TCVN 9349:2012, Lớp phủ mặt kết cấu xây dựng- Phương pháp kéo đứt thử độ bám dính nền.

- TCVN 10865-1:2015, Cơ tính của các chi tiết lắp xiết bằng thép không gỉ chịu ăn mòn- Phần 1: Bulông, vít và vít cấy.

- TCVN 11197:2015, Cọc thép - Phương pháp chống ăn mòn- Yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn.

- SP 64. 13330-2011 Kết cấu gỗ 

3.  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1  Khử trùng bề mặt gỗ (Disinfecting wood surfaces)

Biện pháp bảo vệ hóa học bằng cách phun chất bảo vệ lên bề mặt gỗ với lượng để nó không thấm sâu vào bên trong.

3.2  Phá hủy sinh học (Biological destruction)

Sự phá hủy vật liệu do những sinh vật gây ra.

3.3  Quá trình phá hủy sinh học (Biological destructive process)

Toàn bộ quá trình hóa lý phá hủy vật liệu do sinh vật sống gây ra.

3.4  Tác nhân sinh học phá hủy gỗ (Biological agents of wood destruction)

Vi khuẩn, nấm, côn trùng, loài nhuyễn thể và loài giáp xác làm hư hại và phá hủy gỗ.

3.5  Hư hỏng sinh học (Biological Damage)

Sự thay đổi các tính chất lý hóa của vật liệu do tác động của các sinh vật trong quá trình hoạt động của chúng.

3.6  Dung dịch bioxit (Biocide solution)

Dung dịch chất hóa học (bioxit) có khả năng diệt trừ các sinh vật.

3.7  Nước khoáng (Mineral water)

Nước chứa muối hòa tan với hàm lượng trên 5 g/l.

3.8  Bảo vệ ban đầu (Primary protection)

Biện pháp bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu xây dựng được thực hiện trong giai đoạn thiết kế và thi công xây dựng kết cấu, bao gồm việc lựa chọn giải pháp kết cấu, vật liệu và cấu trúc vật liệu nhằm đảm bảo độ bền lâu của kết cấu trong suốt thời hạn khai thác sử dụng trong môi trường ăn mòn.

NHẤN TẢI XUỐNG ĐỂ XEM BẢN ĐẦY ĐỦ

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi