Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), với diện tích 2.096 km2 và dân số hơn 7,9 triệu người (2013), là địa bàn hoạt động của các cơ sở kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, đào tạo, du lịch, ... và là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế với hệ thống đường bộ, cảng sông, cảng biển, sân bay quốc tế, … Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (hay còn gọi là Vùng TPHCM) bao gồm TPHCM và 7 tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang), có tổng diện tích 30.583 km2 và dân số khoảng 18,2 triệu người (2011). TPHCM có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thực tế trong những năm qua, TPHCM luôn có tốc độ tăng GDP hàng năm gấp từ 1,72 lần đến 1,75 lần, cụ thể năm 2010 gấp 1,74 lần (TPHCM tăng 11,8%, cả nước tăng 6,8%); năm 2011 gấp 1,75 lần (TPHCM tăng 10,3%, cả nước tăng 5,9%); năm 2012 gấp 1,74 lần (TPHCM tăng 9,2%, cả nước tăng 5,3%); năm 2013 gấp 1,72 lần (TPHCM tăng 9,3%, cả nước tăng 5,4%). Trong mối tương quan với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tính đến cuối năm 2011, TPHCM chiếm 50,2% tổng GDP; 52,6% tổng thu ngân sách nhà nước; 44,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; 57,3% tổng vốn đầu tư phát triển. Các số liệu nêu trên khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM đối với cả nước và đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Xem chi tiết tài liệu trong phần Nội dung tóm tắt: