Định dạng tài liệu: (.doc), (.pdf)
Huyện Tam Nông nằm ở phía đông của tỉnh Phú Thọ, có vị trí địa lý:
+ Phía đông giáp huyện Lâm Thao và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội với ranh giới là sông Đà
+ Phía tây giáp huyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập
+ Phía nam giáp huyện Thanh Sơn và huyện Thanh Thủy
+ Phía bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba.
Là huyện có nhiều tuyến giao thông quan trọng nối thủ đô với các tỉnh vùng Tây Bắc đi qua, hàng ngày trên địa bàn có khá nhiều phương tiện và người tham gia giao thông, trong khi đó đây lại là nơi đang triển khai xây dựng nhiều công trình hạ tầng, khu công nghiệp. Với lợi thế tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, huyện Tam Nông là đầu mối giao thông vận tải quan trọng tạo sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc, các tuyến đường huyết mạch qua địa bàn huyện là Quốc lộ 32, 32C, đường Hồ Chí Minh. Xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Vì vậy, trong những năm vừa qua huyện Tam Nông đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng tầng giao thông đường bộ, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường trục xã được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, làm rút ngắn khoảng cách giữa các vùng. Giao thông nông thôn có sự phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới và đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải và giao lưu hàng hóa cho nhân dân.
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Phần 1: sự cần thiết và những căn cứ, phạm vi, đối tượng của đề án
1.1. Sự cần thiết xây dựng đề án
1.2. Các căn cứ pháp lý
1.3. Đối tượng, phạm vi của đề án
- Phần 2: Thực trạng hạ tầng giao thông đường bộ huyện tam nông giai đoạn 2016-2020
2.1. Thực trạng
2.2. Kết quả phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện tam nông, giai đoạn 2016-2020
2.3. Đánh giá chung
- Phần 3: Quan điểm, mục tiêu, nội dung và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện tam nông, giai đoạn 2021-2025
3.1. Quan điểm
3.2. Mục tiêu
3.3. Nội dung và giải pháp thực hiện
3.4. Kinh phí thực hiện đề án
3.5. Tiến độ thực hiện đề án
3.6. Hiệu quả của đề án
- Phần 4: Tổ chức thực hiện và những kiến nghị đề xuất
4.1. Tổ chức thực hiện
4.2. Kiến nghị đề xuất
(NganHT- ThanhThao – Acudvn19)