0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
Sơ đồ đánh giá môi trường chiến lược vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Nằm ở phía Tây của tỉnh Vĩnh Phúc; Trung tâm vùng cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km; Có hệ thống đường giao thông chính đi qua gồm: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Quốc lộ 2C; các đường tỉnh 305, 306, 307; đường vành đai 4 và 5 của thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai.

Thông tin Sơ đồ đánh giá môi trường chiến lược vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Thuộc đồ án Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Đồ án Quy hoạch  xây dựng vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện theo quyết định số 1201/QĐ-UBND năm 2013, đồ án quy hoạch này được xây dựng với mục tiêu xây dựng vùng phía Tây trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Quy hoạch sẽ tập trung thu hút các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp sạch, phát triển hạ tầng giao thông, và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân và giảm khoảng cách phát triển giữa các khu vực trong tỉnh.

Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa

- Vị trí:

Trung tâm vùng cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km;

+ Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang;

+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường;

+ Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương;

+ Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Xem thêm: Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

- Địa hình, địa mạo: 

- Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng sinh thái rõ rệt là trung du và vùng núi.

- Vùng núi: Tập trung tại phía Bắc, diện tích tự nhiên khoảng 198,5km2, chiếm 54,1%. Địa hình chia cắt bởi độ dốc lớn (cấp II đến cấp IV). Độ cao trung bình từ 100-300m, cao nhất tại đỉnh núi Sáng 657m.

- Vùng trung du: Tập trung tại phía Nam, diện tích tự nhiên khoảng 168,4km2, chiếm 45,9%. Địa hình dạng đồi thấp dạng bát úp xen lẫn đồng ruộng, độ dốc trung bình (cấp II đến cấp III). Độ cao trung bình từ 10-100m. Trong vùng này có 3 xã gồm Sơn Đông, Triệu Đề và Đồng Ích tại phía Nam huyện Lập Thạch là vùng trũng, có cao độ trung bình 10-16m hay bị ngập úng vào mùa mưa.

Sơ đồ phân lưu vực thoát nước mưa

- Được phê duyệt tại:

Quyết định số 1201/QĐ-UBND ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập Quy hoạch xây dựng vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Mục tiêu:

- Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quy hoạch xây dựng vùng trở thành một trong bốn trung tâm kinh tế của Tỉnh, làm cơ sở để tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, gắn liền với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và giữ gìn cân bằng sinh thái trên địa bàn Tỉnh;

- Xác lập cơ sở để thu hút đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Thời điểm lập quy hoạch:

+ Năm 2012

- Nội dung văn bản: 

Ô nhiễm các thành phần của môi trường

- Môi trường đất:

+ Nhìn chung môi trường đất trong vùng còn trong khu vực chưa có sự biến đổi lớn. Tuy nhiên việc khai thác đất đai phục vụ cho các nhu cầu phát triển cũng đã có tác động bất lợi đến môi trường đất.

Việc khai thác quá mức tài nguyên rừng, đất rừng để đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh đã gây ra tác hại lâu dài đối với môi trường sinh thái, rừng bị thu hẹp, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, bị thái hóa...

- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đất:

+ Tình trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp;

+ Các hoạt động của các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề, khai thác khoáng sản cũng ảnh hưởng tới môi trường đất;

+ Nước thải từ các khu dân cư và các khu làng nghề không được xử lý chảy qua, nước rỉ tại các bãi rác...cũng làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất.

- Nhận xét: Môi trường đất trong vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc chưa có những biến đổi lớn, chỉ có ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực. Tuy nhiên trước sự đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ làm cho chất lượng đất ngày một xấu đi.

- Môi trường nước:

* Nước mặt:

- Nước mặt bao gồm Sông Lô, sông Phó Đáy, Hồ Vân Trục, Hồ Bò Lạc,... ngoài ra, còn các suối, hồ chứa nhỏ. Đây là nguồn cấp nước chính cho sinh hoạt và nông nghiệp.

- Môi trường nước mặt trong vùng chưa có biểu hiện ô nhiễm, song tại một số khu vực đô thị hóa và các khu làng nghề các sông suối, hồ nhỏ chất lượng môi trường nước đang bị suy giảm

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản vẽ (CAD):

+ Các văn bản pháp lý liên quan.

Bản vẽ QH-08: Sơ đồ đánh giá môi trường chiến lược vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050


Bản đồ hệ thống sông hồ mặt nước vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc

Xem thêm: Thông tin Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống cấp điện vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi