0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
Sơ đồ hiện trạng hệ thống giao thông vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Nằm ở phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, giáp huyện Lập Thạch, Tam Dương và ranh giới đô thị Vĩnh Phúc; giáp với thành phố Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm Vùng cách thành phố Vĩnh Yên ước khoảng 15km theo hướng Đông Bắc, cách sân bay nội bài khoảng 30km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60km.

Thông tin Sơ đồ hiện trạng hệ thống giao thông vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Thuộc đồ án Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được lập trên cơ sở Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Để cụ thể hóa các định hướng phát triển do quy hoạch  xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định tại các vùng kinh tế - lãnh thổ liên huyện thì việc lập quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật. Nhằm hướng đến sự phát triển bền vững trên cơ sở củng cố cơ sở kinh tế - kỹ thuật vững chắc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư và bảo vệ môi trường thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái.

 

Sơ đồ định hướng quy hoạch vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc 

- Vị trí:

Trung tâm Vùng cách thành phố Vĩnh Yên ước khoảng 15km theo hướng Đông Bắc, cách sân bay nội bài khoảng 30km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60km.

+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên;

+ Phía Tây Nam giáp huyện Tam Dương, Lập Thạch;

+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang;

+ Phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm: Thuyết minh quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Địa hình, địa mạo: 

- Vĩnh Phúc nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, nơi chuyển tiếp giữa Đông Bắc với trung du miền núi. Dựa lưng vào núi Tam Đảo ở phía Bắc, phía Tây và Tây Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có các vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi.

- Vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc thuộc khu vực vùng núi và trung du của tỉnh. Địa hình vùng tương đối phức tạp, nhiều núi, đồi và các dòng sông, suối nhỏ có tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, có Vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc dãy núi Tam Đảo với diện tích 14.614ha (trong tổng số diện tích Rừng Quốc gia Tam Đảo là: 32.887ha). Khu vực trung du và miền núi của vùng có nhiều hồ như hồ Xạ Hương, hồ Làng hà, hồ Thanh Lanh, hồ Đại Lại v.v.. Các hồ chứa có khả năng điều hòa tưới tiêu, nhiều tiềm năng phát triển thuỷ lợi, nuôi cá và xây dựng các khu du lịch, cải tạo môi sinh.

- Địa hình Vùng lập quy hoạch có những đặc điểm nổi bật như sau:

Vùng Tam Đảo là khu vực miền núi, nằm trên phần chính phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lô (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng

Sơ đồ vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc 

- Được phê duyệt tại:

Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/09/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Mục tiêu:

- Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quy hoạch xây dựng vùng trở thành một trong bốn trung tâm kinh tế của Tỉnh, làm cơ sở để tổ chức hợp lý hệ thống đô  thị và điểm dân cư nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng liên điểm dân cư, gắn liền với việc bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái trên địa bàn Tỉnh;

- Xác lập cơ sở để thu hút đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch

- Thời điểm lập quy hoạch:

+ Năm 2012

- Nội dung văn bản: 

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch chung xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, từ đó nghiên cứu đề xuất quy hoạch phát triển giao thông vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.

Đường bộ:

+ Hệ thống giao thông đối ngoại: Lượng hàng hoá, hành khách được luân chuyển từ nội tỉnh ra ngoại tỉnh và ngược lại chủ yếu thông qua hệ thống giao thông này, bao gồm các tuyến đường:

+ Đường vành đai 5 vùng tỉnh Vĩnh Phúc mặt cắt rộng 36m, đường vành đai 4.5 Hà Nội mặt cắt rộng 50m.

+ Quốc lộ đi qua phạm vùng phía Bắc (QL2B cải tuyến):  lộ giới rộng 80m.

+ Hệ thống các ĐT: 301, 302,302B, 309; chỉ giới quy hoạch rộng 32m, đường Hợp Chậu - Đồng Tĩnh giai đoạn 1 thi công rộng 11m có một số đoạn đã hoàn thiện theo mặt cắt quy hoạch 36m. Đây là các trục hướng - xuyên tâm kết nối trung tâm khu vực quy hoạch với các trung tâm du lịch - dịch vụ - thương mại - hành chính - công nghiệp khác.

+ Hệ thống giao thông đối nội: Các trục đường liên huyện, liên xã: Cải tạo, nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV, V đồng bằng, miền núi mặt cắt từ 6,5m-12,0m; các trục đường chính tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ của vùng mặt cắt từ 6,5m-:-36,5m.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản vẽ (CAD):

+ Các văn bản pháp lý liên quan.

Bản vẽ QH-03A: Sơ đồ hiện trạng hệ thống giao thông vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Sơ đồ vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc 

Xem thêm: Sơ đồ hiện trạng môi trường vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi