0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
TCQG - TCVN 5017-2 : 2010 - Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng - Phần 2: Các quá trình hàn vẩy mềm, hàn vảy cứng và các thuật ngữ liên quan

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5017-2 : 2010

ISO 857-2 : 2005

HÀN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN - TỪ VỰNG - PHẦN 2: CÁC QUÁ TRÌNH HÀN VẢY MỀM, HÀN VẢY CỨNG VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN

Welding and allied processes - Vocabulary - Part 2: Soldering and brazing processes and related terms

Lời nói đầu

TCVN 5017-2 : 2010 hoàn toàn tương đương với ISO 857-2 : 2005.

TCNV 5017-2 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 44 Quá trình hàn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 5017-2 : 2010 (ISO 857) Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựngbao gồm 2 phần:

- Phần 1 (ISO 857-1 : 1998): Các quá trình hàn kim loại.

- Phần 2 (ISO 857-2 : 2005): Các quá trình hàn vảy mềm, hàn vảy cứng và các thuật ngữ liên quan.

 

HÀN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN - TỪ VỰNG - PHẦN 2: CÁC QUÁ TRÌNH HÀN VẢY MỀM, HÀN VẢY CỨNG VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN

Welding and allied processes - Vocabulary - Part 2: Soldering and brazing processes and related terms

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ, định nghĩa dùng cho các quá trình hàn vảy mềm (hàn bằng kim loại điền đầy dễ chảy) và hàn vảy cứng (hàn bằng kim loại điền đầy khó chảy).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 4063 Hàn và các quá trình liên quan - Danh mục các quá trình và số hiệu tham chiếu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Hàn vảy mềm/hàn vảy cứng

Các quá trình liên kết trong đó vật liệu điền đầy nóng chảy được dùng có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của vật liệu cơ bản, nó thấm ướt vào các bề mặt của vật liệu cơ bản được đốt nóng và trong quá trình hoặc sau khi đốt nóng, được hút vào (hoặc, nếu được đặt vào trước thì được giữ lại) trong khe hở hẹp giữa các chi tiết được nối với nhau.

CHÚ THÍCH 1: Các quá trình này thường được thực hiện với kim loại nhưng cũng có thể được thực hiện với các vật liệu phi kim loại. Vật liệu điền đầy luôn có thành phần hóa học khác với thành phần hóa học của các chi tiết được nối với nhau.

CHÚ THÍCH 2: Nếu quá trình được thực hiện không có lực hút mao dẫn thì đó thường là quá trình hàn bằng kim loại điền đầy khó chảy (hàn vảy cứng).

3.1.1. Hàn vảy mềm

Quá trình liên kết sử dụng kim loại điền đầy có nhiệt độ nóng chảy không lớn hơn 450 oC.

3.1.2. Hàn vảy cứng

Quá trình liên kết sử dụng kim loại điền đầy có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 450 oC.

3.1.3. Phủ

Làm lắng đọng một lớp hoặc các lớp vật liệu trên một bề mặt để đạt được các tính chất và/hoặc kích thước mong muốn.

3.1.4. Rải kim loại điền đầy và điền đầy khe hở

3.1.4.1. Thấm ướt

Rải và làm bám dính một lớp mỏng liên tục của kim loại điền đầy nóng chảy trên các bề mặt của các chi tiết được nối với nhau.

3.1.4.2. Bóc lớp kim loại điền đầy

Tách lớp vật liệu điền đầy đông kết mặc dù đã được rải trên các bề mặt của các chi tiết được nối với nhau nhưng đã không tạo ra được sự liên kết tốt do việc làm sạch hoặc phủ thuốc hàn không đạt yêu cầu.

3.1.4.3. Đường kim loại nóng chảy

Quãng đường mà kim loại điền đầy nóng chảy trong mối nối hàn.

3.1.4.4. Lực hút mao dẫn

Lực gây ra bởi sức căng bề mặt để hút kim loại điền đầy nóng chảy vào trong rãnh giữa các chi tiết được nối với nhau, ngay cả khi có trọng lực.

3.1.4.5. Quá trình liên kết

Quá trình trong đó sự liên kết được tạo thành giữa pha lỏng của kim loại điền đầy và kim loại cơ bản ở trạng thái rắn do phản ứng về luyện kim.

3.2. Vật liệu cho hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng

3.2.1. Kim loại điền đầy

Kim loại được bổ sung thêm các mối hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng có thể có dạng dây, đệm, bột, bột nhão v.v…

3.2.2. Thuốc hàn

Vật liệu phi kim loại, khi được nung chảy sẽ thúc đẩy sự thấm ướt bằng cách loại bỏ khỏi các bề mặt được nối với nhau các màng oxi hoặc các màng có hại khác đang tồn tại và ngăn ngừa sự hình thành lại các màng này trong quá trình hàn.

3.2.3. Chất kết dính

Chất được dùng để liên kết các kim loại điền đầy và/hoặc thuốc hàn ở dạng bột hoặc bột nhão để có thể phết lên mối nối như bột nhão hoặc được đúc thành các dạng kim loại điền đầy.

3.2.4. Cữ chặn trong hàn vảy mềm và hàn vảy cứng

Chất dùng để ngăn cản sự rải rộng ra không mong muốn của kim loại điền đầy nóng chảy.

3.2.5. Vật liệu cơ bản

Vật liệu được hàn bằng hàn vảy cứng hoặc hàn vảy mềm.

3.2.6. Môi trường bảo vệ cho hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng.

Môi trường khí hoặc chân không xung quanh một chi tiết để loại bỏ các màng oxit hoặc các màng có hại khác trên các bề mặt được nối với nhau hoặc để ngăn ngừa sự hình thành của các màng này trên các bề mặt đã được làm sạch từ trước.

3.2.6.1. Môi trường khí khử oxit

Khi khử các oxit do áp lực cao của nó đối với oxy.

3.2.6.2. Môi trường khí trơ

Khí ngăn ngừa sự tạo thành các oxit trong quá trình hàn vảy mềm hàn vảy cứng.

3.2.6.3. Chân không

Môi trường có áp suất đủ thấp để ngăn ngừa sự tạo thành các oxit đến mức có khả năng thỏa mãn để hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng do áp suất riêng phần thấp của khí dư.

CHÚ THÍCH: Vì chân không chỉ có thể khử được oxit ở mức rất hạn chế cho nên việc làm sạch ban đầu cho các bề mặt được thấm ướt là rất quan trọng.

3.3. Các điều kiện của quá trình hàn

3.3.1. Các nhiệt độ đặc trưng

3.3.1.1. Phạm vi nhiệt độ nung chảy của kim loại điền đầy

Phạm vi nhiệt độ từ lúc bắt đầu nung chảy (nhiệt độ pha rắn) tới khi chảy lỏng hoàn toàn (nhiệt độ pha lỏng).

CHÚ THÍCH: Một số kim loại điền đầy có một điểm nóng chảy thay vì một phạm vi nóng chảy.

3.3.1.2. Nhiệt độ hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng

Nhiệt độ tại mối nối kim loại điền đầy thấm ướt bề mặt hoặc khi pha lỏng được tạo thành bởi sự khuyếch tán ở vùng ranh giới của mối nối và có đủ lưu lượng vật liệu.

CHÚ THÍCH: Đối với một số kim loại điền đầy, nhiệt độ này ở dưới nhiệt độ pha lỏng của kim loại điền đầy.

3.3.1.3. Nhiệt độ cân bằng

Nhiệt độ nung nóng trước

Nhiệt độ tại đó các chi tiết nối với nhau được giữ sao cho chúng được nung nóng một cách đồng đều.

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ pha rắn của kim loại điền đầy.

3.3.1.4. Phạm vi nhiệt độ hiệu dụng

Phạm vi nhiệt độ hiệu quả đối với thuốc hàn hoặc môi trường bảo vệ.

3.3.2. Thời gian đặc trưng

3.3.2.1. Thời gian hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng

Khoảng thời gian cho chu trình hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng.

3.3.2.2. Thời gian nung nóng

Thời gian để đạt tới nhiệt độ hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng.

CHÚ THÍCH: Thời gian này bao gồm thời gian cân bằng (thời gian nung nóng trước) và cũng có thể bao gồm các thời gian khác, ví dụ, thời gian khử khí.

3.3.2.3. Thời gian cân bằng

Thời gian nung nóng trước

Thời gian mà các chi tiết được hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng giữ ở nhiệt độ cân bằng/nung nóng trước.

3.3.2.4. Thời gian duy trì

Thời gian mà mối nối được giữ ở nhiệt độ hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng.

3.3.2.5. Thời gian làm nguội

Thời gian mà mối nối nguội đi từ nhiệt độ hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng đến nhiệt độ môi trường xung quanh.

CHÚ THÍCH: Thời gian này có thể bao gồm thời gian cần thiết cho xử lý nhiệt sau hàn của các chi tiết được hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng.

3.3.2.6. Thời gian tổng

Thời gian bao gồm thời gian nung nóng, thời gian duy trì và thời gian làm nguội.

3.3.2.7. Thời gian hiệu dụng

Khoảng thời gian mà thuốc hàn duy trì được hiệu quả trong quá trình hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng.

CHÚ THÍCH: Thời gian này phụ thuộc vào quy trình hàn được sử dụng.

3.4. Dạng hình học của hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng

3.4.1. Mối liên kết giáp mép (khít)

Mối liên kết (mối nối) trong đó khe hở được điền đầy kim loại, điền đầy chủ yếu bằng tác động mao dẫn, nghĩa là một mối liên kết giáp mép hoặc một mối liên kết chồn giữa các mặt mút song song của các chi tiết được hàn vảy mềm hoặc hàn vảy cứng.

CHÚ THÍCH 1: Xem các Hình 1 và Hình 2.

CHÚ THÍCH 2: Chiều rộng và chiều dài của phần chồng lên nhau xác định diện tích trên đó các chi tiết sẽ được liên kết với nhau.

CHÚ THÍCH 3: Đối với hàn vảy mềm/hàn vảy cứng có bức xạ và hàn vảy mềm/hàn vảy cứng có hồ quang điện thì cũng có thể tạo các kiểu liên kết hỗn hợp, nghĩa là mối hàn giáp mép tại cạnh (mép) được nâng lên hoặc mối hàn giáp mép tại mối liên kết chồng.

NHẤN TẢI XUỐNG ĐỂ XEM BẢN ĐẦY ĐỦ 

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi