Địa giới huyện Tam Đảo: Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; Phía Đông Nam giáp huyện Bình Xuyên; Phía Tây Nam giáp huyện Lập Thạch, huyện Tam Dương. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên; Lập Thạch; Sông Lô; Tam Dương; Tam Đảo; Vĩnh Tường; Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số dân số hiện tại là hơn 1.154.154 người.
Thuộc đồ án Đồ án Quy hoạch chung đô thị Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040 tỷ lệ - 1/10.000
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8043/VPCP-CN về việc chủ trương lập quy hoạch chung các đô thị loại IV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và bổ sung các đô thị vào chương trình phát triển đô thị quốc gia. Trong đó, giao UBND tỉnh triển khai lập, thẩm định và phê duyệt QHC đô thị Tam Đảo trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính huyện theo tiêu chuẩn đô thị loại IV.
Với hệ thống giao thông của Tỉnh đa dạng, tiếp giáp cản hàng không quốc tế Nội Bài, có các tuyến đường bộ (QL2, 2B, 2C, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường vành đai 5 vùng thủ đô), đường sông và đường sắt quốc gia đi qua. Đây là những điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển thanh đô thị hiện đại và bền vững trong tương lai.
Hình ảnh sơ đồ cơ cấu phương án của đô thị Vĩnh Phúc
Phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang);
- Phía Tây giáp huyện Lập Thạch;
- Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Bình Xuyên;
- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương;
- Phía Đông Bắc giáp huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên).
Xem thêm: Sơ đồ hiện trạng cấp điện quy hoạch chung đô thị Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040
Địa hình của huyện Tam Đảo chủ yếu là đồi núi, hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, phần diện tích đồi núi tập trung tại thị trấn Tam Đảo, thị trấn Đại Đình và các xã như Đạo Trù, Minh Quang, Bồ Lý, Yên Dương, Tam Quan.
Phần diện tích bằng phẳng tập trung không nhiều ở thị trấn Hợp Châu, xã Hồ Sơn và Tam Quan. Địa hình núi điển hình là dãy núi Tam Đảo hình thành liên quan đến sự hoạt động của núi lửa thuộc hệ Triat thống trung (cách ngày nay khoảng 145 triệu năm) với chiều dài hơn 50 km, trong đó có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m (cao nhất là đỉnh núi Giữa 1.592 m, đỉnh Thạch Bàn 1.388 m, đỉnh Thiên Thị 1.376 m, đỉnh Phù Nghì 1.300 m so với mực nước biển). Dãy Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực Bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực Đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km.
Hình ảnh mô hình cấu trúc đô thị Tam Đảo
Đồ án Quy hoạch chung đô thị Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040 tỷ lệ - 1/10.000 được lập trên cơ sở Nhiệm vụ thiết kế lập Quy hoạch chung đô thị Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040 tỷ lệ - 1/10.000, được phê duyệt tại Quyết định số 828 /QĐ-UBND ngày 7/4/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xây dựng và phát triển đô thị Tam Đảo trở thành đô thị trung tâm phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc; với các chức năng chính phát triển du lịch, đô thị, dịch vụ thương mại và công nghiệp; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí của đô thị loại IV, làm tiền đề thành lập thị xã.
- Tổ chức không gian, kiến trúc - cảnh quan theo hướng hiện đại, bản sắc, gắn kết với tổng thể không gian, kiến trúc - cảnh quan và lộ trình phát triển của toàn tỉnh, Vùng liên huyện phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc và đô thị Vĩnh Phúc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; phát triển kinh tế xã hội.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại và đấu nối hợp lý với hạ tầng chung của vùng liên huyện phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc và đô thị Vĩnh Phúc.
- Làm cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch; hoạch định các chính sách phát triển, thu hút các dự án đầu tư và triển khai công tác chuẩn bị đầu tư.
+ Thời hạn lập quy hoạch đến năm 2040
Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc
- Cơ sở thiết kế :
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN-01-2021.
+ Thoát nước-Mạng lưới bên ngoài và công trình,tiêu chuẩn thiết kế:TCXD 7957-2008.
+ Căn cứ vào thực trạng thực tế thoát nước của khu vực quy hoạch.
Định hướng:
1. Mục tiêu đến năm 2040:
- Đến năm 2040, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại khu vực đất xây dựng đô thị nhằm cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường sống, cải thiện chất lượng nước sông ngòi, hồ ao và hình thành môi trường nước tốt.
- Đến năm 2040, tỷ lệ sử dụng cống thoát nước thải công cộng tại khu vực đất xây dựng đô thị là 80% trở lên.
- Mục tiêu chất lượng nước sau xử lý tại công trình xử lý nước thải là 25mg/L(BOD5) trở xuống.
2. Định hướng xây dựng cơ bản:
- Trên nguyên tắc tập trung nước thải từ các cống riêng rồi xử lý lần cuối tại trạm xử lý nước thải tập trung, sau đó cho thoát ra sông, kênh dẫn.
- Xử lý nước thải công nghiệp gồm 2 bước sau:
+ Xử lý sơ bộ: Xử lý tại mỗi nhà máy theo tiêu chuẩn chất lượng nước riêng của từng ngành sản xuất.
- Bản vẽ (CAD):
+ Các văn bản pháp lý liên quan.
+ Bản vẽ QH-11: Sơ đồ quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc quy hoạch chung đô thị Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040
Hình ảnh sơ đồ đánh giá đất đai đô thị Tam Đảo