0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
TCQG - TCVN 8828 : 2011 - Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8828 : 2011

BÊ TÔNG - YÊU CẦU BẢO DƯỠNG ẨM TỰ NHIÊN

Concrete - Requirements for natural moist curing

Lời nói đầu

TCVN 8828:2011 thay thế cho TCVN 5592:991 và được chuyển đổi từ TCXDVN 391:2007 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8828:2011 do Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BÊ TÔNG - YÊU CẦU BẢO DƯỠNG ẨM TỰ NHIÊN

Concrete- Requirements for natural moist curing

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu về bảo dưỡng ẩm tự nhiên cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu Việt Nam trong sản xuất và thi công.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4506, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

TCXD 191:1996*, Bê tông và vật liệu bê tông - Thuật ngữ và định nghĩa.

TCXDVN 305:2004*, Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1. Bảo dưỡng ẩm tự nhiên(Moist air curing)

Quá trình giữ ẩm thường xuyên cho bê tông trong điều kiện tác động của các yếu tố khí hậu địa phương. Có thể thực hiện bảo dưỡng ẩm tự nhiên bằng cách tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông, phủ vật liệu ẩm và tưới nước, phun sương, hoặc phủ các vật liệu cách nước lên mặt bê tông (xem TCXD 191:1996 ).

3.2. Cườngđộbảodưỡng tớihạn(Critical curing strength)

Giá trị cường độ nén của bê tông tại thời điểm ngừng quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên, ký hiệu là , đơnvị tính là % cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày đêm, % R28(xem TCXD 191:1996 ).

3.3. Thời gian bảo dưỡng cần thiết(Essential curing time)

Thời gian tính từ khi bắt đầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên cho tới khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn, ký hiệu là , đơn vị tính là ngày đêm.

3.4. Bảo dưỡng ban đầu(Initial curing)

Quá trình giữ cho bê tôngkhông bị bốc hơi nước vào không khí khi chưa thể tưới nước giữ ẩm trực tiếp lên bề mặt bê tông.

3.5. Bảo dưỡng tiếp theo (Subsequent curing)

Quá trình giữ ẩm để hạn chế bê tông bốc hơi nước vào không khí, tính từ khi bắt đầu tưới nước lên bề mặt bê tông tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên.

3.6. Bề mặt hở(Open surface)

Bề mặt kết cấu bê tông có thể bốc hơi nước vào không khí.

4. Quy định chung

4.1.Quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên cần được tiến hành liên tục ngay sau khi hoàn thiện bề mặt bê tông cho tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng.

4.2.Thông số kỹ thuật đặc trưng để đánh giá về chế độ bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông gồm:

- Cường độ bảo dưỡng tới hạn ;

- Thời gian bảo dưỡng cần thiết .

Trong đó thông số quyết định là , còn thông số  được xác định dựa trên thông số tùy theo vùng khí hậu cụ thể.

5. Phân vùng khí hậu theo yêu cầu bảo dưỡng ẩm bê tông

Theo yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông, lãnh thổ nước ta được phân thành 3 vùng khí hậu điển hình là A, B và C, với ranh giới địa lý, tên mùa và thời gian trong năm được nêu ở Bảng 1.

6. Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

6.1.Quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên được phân thành 2 giai đoạn: bảo dưỡng ban đầu và bảo dưỡng tiếp theo. Hai giai đoạn này liên tục kế tiếp nhau không có bước gián đoạn, kể từ khi hoàn thiện xong bề mặt bê tông cho tới khi bê tông đạt được cường độ bảo dưỡng tới hạn.

6.2.Giai đoan bảo dưỡng ban đầu

Giai đoạn này cần có biện pháp đảm bảo bê tông không bị bốc hơi nước dưới tác động của các yếu tố khí hậu địa phương (như nắng, gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí). Đồng thời không để lực cơ học tác động lên bề mặt bê tông.

Bê tông sau khi tạo hình xong cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm (bằng các vật hoặc vật liệu thích hợp sẵn có). Lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để tránh bi hư hại bề mặt bê tông. Khi cần có thể tưới nhẹ nước lên mặt vật liệu phủẩm. Cũng có thể phủ mặt bê tông bằng các vật liệu cách nước như nilon, vải bạt, hoặc phun chất tạo màng ngăn nước bốc hơi. Khi dùng chất tạo màng trên bề mặt bê tông thì việc tiến hành phun được thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất chất tạo màng. Cũng có thể dùng thiết bị phun sương để phun nước thành sương trực tiếp lên mặt bê tông mà không cần phủ mặt bê tông.

Việc phủ ẩm bề mặt bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu là nhất thiết phải có khi thi công trong điều kiện bị mất nước nhanh (như gặp trời nắng gắt, khí hậu nóng khô, khí hậu có gió Lào). Các trường hợp khác có thể không phủ mặt bê tông, nhưng phải theo dõi để đảm bảo hạn chế bê tông bị mất nước, tránh nứt mặt bê tông.

Việc giữ ẩm bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu kéo dài tới khi bê tông đạt được một giá trị cường độ nén nhất định, đảm bảo có thể tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông mà không gây hư hại. Thời gian để đạt cường độ này vào mùa mưa ẩm ở Vùng A và cácmùa ở Vùng B và C là khoảng (2,5¸5) h; vào mùa hanh khô ở Vùng A là khoảng (5¸8) h đóng rắn của bê tông tùy theo tính chất của bê tông và đặc điểm của thời tiết. Tại hiện trường có thể xác định thời điểm này bằng cách tưới thử nước lên mặt bê tông, nếu thấy bề mặt bê tông không bị hư hại là được, khi đó bắt đầu giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo.

6.3. Giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo

Tiến hành kế tiếp ngay sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu. Đây là giai đoạn cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng.

6.3.1.Đối với bê tông dùng xi măng poóc lăng và xi măng poóc lăng hỗn hợp: cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho mọi bề mặt hở của kết cấu bê tông cho tới khi bê tông đạt giá trị cường độ bảo dưỡng tới hạn và thời gian bảo dưỡng cần thiết  như sau:

a) Đối với bê tông nặng thông thường, bê tông mác cao, bê tông chống thấm, bê tông tự lèn: Không dưới mức quy định ở Bảng 2, tùy theo vùng và mùa khí hậu.

b) Đối với bê tông cốt liệu nhẹ, bê tông cốt sợi phân tán: Thời gian bảo dưỡng cần thiết giảm 1 ngày đêm so với giá trị ở Bảng 2. Riêng mùa mưa ở vùng B và C không dưới số ngày đêm ở Bảng 2.

c) Đối với bê tông bọt và bê tông khí: Thời gian bảo dưỡng cần thiết tăng thêm 1 ngày đêm so với mức quy định ở Bảng 2.

d) Đối với bê tông của kết cấu sẽ chịu tác động thường xuyên của hóa chất, bê tông của kết cấu xây dựng ở vùng ven biển trong phạm vi 1 km tính từ mép nước và bê tông ở hải đảo. Nếu không có quy định riêng của thiết kế thì thời gian bảo dưỡng cần thiết lấy tăng thêm 1 ngày đêm so với mức quy định ở Bảng 2.

e) Đối với bê tông khối lớn:

Bê tông kết cấu khối lớn của các công trình công nghiệp và dân dụng (như móng silô, móng ống khói, móng máy, tường và vòm hầm, tường chắn đất v.v...): Ngoài các yêu cầu của thiết kế, thời gian bảo dưỡng cần thiết không dưới 7 ngày đêm, không phân biệt vùng và mùa khí hậu. Biện pháp tưới nước và biện pháp thoát nhiệt cho bê tông khối lớn trong giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo cần thực hiện theo hướng dẫn của TCXDVN 305:2004 .

Bê tông các đập lớn: Thực hiện theo yêu cầu của thiết kế hoặc theo biện pháp thi công đã được phê duyệt.

f) Đối với bê tông đầm lăn:

Bê tông đầm lăn dùng cho mặt đường hoặc sân bãi: thời gian bảo dưỡng cần thiết không dưới mức quy định ở Bảng 2.

Bê tông đầm lăn cho đập lớn: Thực hiện theo yêu cầu của thiết kế hoặc theo biện pháp thi công đã được phê duyệt. Có thể dùng thiết bị phun nước thành sương lên mặt bê tông ngay sau khi đầm lèn mỗi lớp. Việc phun sương được tiến hành cuốn chiếu lên theo các lớp đổ. Khi ngừng thi công, lớp đổ cuối cùng được tưới nước bảo dưỡng không ít hơn 7 ngày đêm.

6.3.2.Đối với bê tông dùng xi măng poóc lăng xỉ và poóc lăng puzolan: Thời gian bảo dưỡng ẩm tăng thêm 1 ngày đêm so với quy định ở Bảng 2.

6.3.3.Đối với bê tông dùng xi măng đóng rắn chậm, hoặc dùng phụ gia chậm đông kết: Thời gian bảo dưỡng cần thiết tăng thêm 1 ngày đêm so với quy định trong Bảng 2.

NHẤN  TẢI XUỐNG ĐỂ XEM BẢN ĐẦY ĐỦ 

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi