Là vùng liên huyện phía Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Nằm trên hành lang kinh tế: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Thuộc đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được lập trên cơ sở Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 17/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Nhằm gắn kết vùng với các vùng khác của Tỉnh, đặc biệt là đô thị Vĩnh Phúc và các địa phương khác trong vùng Thủ đô, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Xây dựng vùng trở thành một trong bốn trung tâm kinh tế của Tỉnh, làm cơ sở để tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng liên điểm dân cư, gắn liền với việc bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái trên địa bàn Tỉnh;
Sơ đồ phân bố dân cư vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc
Vùng phí nam đô thị Vĩnh Phúc nằm liền kề với thủ đô Hà Nội, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ và các đầu mối giao thông của Quốc gia, tỉnh:Giáp thủ đô Hà Nội; cách TP Việt Trì khoảng 10 km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài: 30km
+ Phía Bắc giáp với các xã thuộc huyện Lập Thạch, huyện Tam Dương và ranh giới quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc;
+ Phía Nam giáp thành phố Hà Nội;
+ Phía Đông giáp thành phố Hà Nội;
+ Phía Tây giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.
Xem thêm: Sơ đồ đánh giá môi trường chiến lược vùng phía nam đô thị Vĩnh Phúc
+ Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, thuộc nhóm địa hình đồng bằng tích tụ phù sa sông. Được thể hiện qua dòng chảy nước mặt đổ về sông Hồng, sông Phan, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ.
+ Vùng phía Nam có hệ thống đê nhân tạo, có sự phân hóa rõ rệt giữa khu vực ngoài đê trước đây hàng năm còn ngập nước lũ, với các bãi bồi rộng lớn phân bố ở hai bên bờ sông hoặc giữa long sông (bãi giữa) và khu vực trong đê không bị ngập nước lũ mà chỉ bị úng nước mưa, một khu vực mang sắc thái địa hình nhân sinh đậm nét.
+ Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn vùng không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn toàn bộ diện tích vùng phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc có độ cao từ 6,5 – 15,5m so với mặt nước biển và một số vùng ven sông toàn là vùng bãi bồi cao; trũng lại là phần phía bắc phía gần thành phố Vĩnh Yên hơn.
+ Cao độ cao nhất tại xã Kim Xá huyện Vĩnh Tường là 15,5m cao độ thấp nhất tại xã Trung Hà huyện Yên Lạc là 6,5m.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tiểu vùng I
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 17/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
- Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Xây dựng vùng trở thành một trong bốn trung tâm kinh tế của Tỉnh, làm cơ sở để tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng liên điểm dân cư, gắn liền với việc bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái trên địa bàn Tỉnh;
- Xác lập cơ sở để thu hút đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
+ Năm 2012
Nguồn nước
a. Nước ngầm:
- Nước ngầm được tàng trữ trong hệ tầng trầm tích Neogen và đệ tứ, phân bố rộng rãi trong các thềm sông, suối, các khu vực có đất đá phong hoá mạnh mẽ, các đới phá huỷ và đứt gãy kiến tạo. Chiều sâu của đới nước ngầm trung bình từ vài mét đến hàng chục mét. Trong các đứt gãy, nước ngầm có thể tàng trữ ở độ sâu hàng trăm mét. Tổng trữ lượng nước ngầm cả tỉnh đã được tính toán là 272.800 m3/ngày đêm. Khu vực vùng phía Nam tập chung chủ yếu trữ lượng nước ngầm toàn tỉnh.
- Nước ngầm đã và đang được khai thác phục vụ sinh hoạt, đời sống và có thể sử dụng và sản xuất công nghiệp. Một vài nơi, nước ngầm có độ sắt cao, khi khai thác cần xử lý công nghiệp để loại bỏ.
(Nguồn: Địa lý Vĩnh Phúc - chương 2: địa lý tự nhiên - Th.s Nguyễn Xuân Thăng - trưởng khoa quản lý nhà nước)
b. Nước mặt: Trữ lượng nước mặt lớn, hàm lượng khoáng chất đảm bảo khai thác cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
- Bản vẽ (CAD):
+ Các văn bản pháp lý liên quan.
+ Bản vẽ QH-07C: Sơ đồ phát triển định hướng hệ thống cấp nước vùng phía nam đô thị Vĩnh Phúc
Sơ đồ điểm dân cư nông thôn
Xem thêm: Sơ đồ hiện trạng hệ thống cấp điện vùng phía nam đô thị Vĩnh Phúc