0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
TCQG - TCVN 5017-1 : 2010 - Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng - Phần 1: Các quá trình hàn kim loại

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5017-1 : 2010

ISO 857-1 : 1998

HÀN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN - TỪ VỰNG - PHẦN 1: CÁC QUÁ TRÌNH HÀN KIM LOẠI

Welding and allied processes - Vocabulary - Part 1: Metal welding processes

Lời nói đầu

TCVN 5017-1 : 2010 thay thế cho TCVN 5017 : 1989.

TCVN 5017-1 : 2010 hoàn toàn tương đương với ISO 857-1 : 1998.

TCVN 5017-1 : 2010 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 44 Quá trình hàn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 5017 : 2010 (ISO 857) Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng bao gồm 2 phần:

- Phần 1 (ISO 857-1 : 1998): Các quá trình hàn kim loại

- Phần 2 (ISO 857-2 : 2005) Các quá trình hàn vảy mềm, hàn vảy cứng và các thuật ngữ liên quan.

 

HÀN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN - TỪ VỰNG - PHẦN 1: CÁC QUÁ TRÌNH HÀN KIM LOẠI

Welding and allied processes - Vocabulary - Part 1: Metal welding processes

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các quá trình hàn kim loại và các thuật ngữ liên quan.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 4063 : 1998, Welding and allied processes - Nomenclature of processes and reference numbers (Hàn và các quá trình có liên quan - Danh mục các quá trình và các số hiệu tham chiếu).

ISO 13916 : 1996, Welding - Guidance on the measurement of preheating temperature, interpass temperature and preheat maintenance temperature (Hàn - Hướng dẫn đo nhiệt độ nung nóng trước, nhiệt độ giữa các lớp hàn và nhiệt độ nung nóng trước cho bảo dưỡng).

3. Thuật ngữ cơ bản

3.1 Hàn kim loại

Nguyên công liên kết kim loại bằng cách nung nóng hoặc ép hoặc kết hợp giữa nung nóng và ép để bảo đảm tính liên tục của kim loại các chi tiết được nối ghép với nhau.

CHÚ THÍCH 1: Có thể sử dụng hoặc không sử dụng kim loại điền đầy có nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ nóng chảy của kim loại cơ bản. Kết quả của quá trình hàn là mối hàn.

CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này cũng bao gồm các quá trình tạo ra lớp phủ kim loại trên bề mặt.

3.1.1 Hàn áp lực

Quá trình hàn thường không có kim loại điền đầy, trong đó ngoại lực được tác dụng tới mức có thể gây ra sự biến dạng dẻo nhiều hoặc ít của cả hai bề mặt được hàn với nhau.

CHÚ THÍCH: Thông thường, nhưng không cần thiết các bề mặt được nung nóng để cho phép hoặc thuận lợi cho việc tạo ra quá trình hàn.

3.1.2 Hàn nóng chảy

Công việc hàn được thực hiện không có tác dụng của ngoại lực mà bằng cách làm nóng chảy các bề mặt được hàn với nhau và thường có bổ sung nhưng cũng có thể không cần thiết phải bổ sung kim loại điền đầy nóng chảy.

3.1.3 Phủ bề mặt (bằng hàn)

Tạo ra một lớp kim loại trên chi tiết gia công bằng phương pháp hàn để đạt được tính chất hoặc kích thước yêu cầu.

3.1.4 Nối (bằng hàn)

Tạo ra mối nối bền lâu giữa hai hoặc nhiều chi tiết bằng phương pháp hàn.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này dùng để phân biệt hàn với phủ bề mặt.

3.2 Chất mang năng lượng

Hiện tượng vật lý cung cấp năng lượng cần thiết cho hàn bằng cách truyền hoặc biến đổi năng lượng trong các chi tiết gia công (hàn).

CHÚ THÍCH 1: Trong Điều 4 đã sử dụng các chất mang (tải) năng lượng với các số hiệu tương ứng sau:

1  Chất rắn

2  Chất lỏng

3  Chất khí

4  Chất phóng điện

5  Chất phát xạ (bức xạ)

6  Chuyển động của một khối lượng

7  Dòng điện

8  Không được qui định

CHÚ THÍCH 2: Khi hàn có sử dụng các chất mang năng lượng là chất rắn, chất khí hoặc chất phóng điện thì nhiệt cần dùng cho hàn phải được tác dụng vào các chi tiết gia công, trong khi hàn bằng chùm tia năng lượng bức xạ, hàn bằng chuyển động của một khối lượng hoặc hàn bằng dòng điện thì năng lượng (hoặc năng lượng cơ học trong hàn nguội có áp lực) được tạo ra bởi sự biến đổi năng lượng trong bản thân chi tiết gia công (hàn).

Đối với chất rắn, chất lỏng và chất khí, yếu tố quyết định là entanpi của chúng. Chất phóng điện và dòng điện là các cơ cấu dẫn hướng năng lượng của các hạt tích điện chuyển động tới vùng hàn. Trong trường hợp chất phóng điện năng lượng này được tạo ra bởi plasma hoặc tia lửa điện và trong môi trường dòng điện, năng lượng này được tạo ra bởi nhiệt của điện trở. Khi có dòng điện chạy qua do cảm ứng hoặc được truyền tới bởi dây dẫn.

Bức xạ là sự truyền năng lượng dưới dạng sóng bởi ánh sáng hoặc các chùm hạt tích điện. Đối với chuyển động của một khối lượng, các yếu tố đặc trưng là lực và sự dịch chuyển theo thời gian. Các dạng khác nhau của chuyển động là chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay và chuyển động dao động.

4. Thuật ngữ liên quan đến các quá trình hàn kim loại

4.1 Hàn áp lực

4.1.1 Chất mang năng lượng: Vật thể rắn

4.1.1.1 Hàn chi tiết được nung nóng

Các quá trình hàn bằng áp lực khi các chi tiết gia công được nung nóng bằng dụng cụ gia nhiệt trong vùng mối nối được hàn.

CHÚ THÍCH: Việc nung nóng có thể là nung nóng không đổi hoặc nung nóng mạch động và mối hàn được thực hiện bằng cách tác dụng lực mà không có bổ sung thêm vật liệu điền đầy. Lực được tác dụng bởi dụng cụ hình nêm hoặc thông qua vòi phun cấp một trong các chi tiết được hàn.

4.1.1.2 Hàn bằng dụng cụ hình nêm được nung nóng

Hàn chi tiết được nung nóng bằng dụng cụ hình nêm được nung nóng.

NHẤN TẢI XUỐNG ĐỂ XEM BẢN ĐẦY ĐỦ

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi