0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
Bản vẽ mặt bằng tổng thể giao thông dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp liên hiệp giai đoạn 2, huyện Phúc Thọ, Thành Phố Hà Nội

Huyện Phúc Thọ là huyện ngoại thành phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km. có chức năng phát triển về đô thị, công nghiệp, dịch vụ, dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quan trọng của khu vực.

Thông tin Bản vẽ mặt bằng tổng thể giao thông dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp liên hiệp giai đoạn 2, huyện Phúc Thọ, Thành Phố Hà Nội

Xem thêm: Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Huyện Phúc Thọ là huyện ngoại thành phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km. Là huyện nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, có tuyến Quốc lộ 32 huyết mạch chạy dọc phía Nam huyện, theo hướng Đông Nam - Tây Tây Bắc, từ Hà Nội qua thị trấn Phúc Thọ, lên thị xã Sơn Tây, ngoài ra còn có Tỉnh lộ 417, 418, 419 chạy qua rất thuận lợi cho việc kết nối giao thông; có chức năng phát triển về đô thị, công nghiệp, dịch vụ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, hạ tầng xã hội chất lượng cao và phát triển dịch vụ - công nghiệp, hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề và thúc đẩy sản xuất vùng nông thôn theo hướng hiện đại hóa.

Bản đồ địa giới hành chính Huyện Phúc Thọ

Đặc biệt Phúc Thọ là cái nôi của làng nghề mộc như Long Xuyên, Thanh Đa, Phú An, Hát Môn,... Bên cạnh đó còn rất nhiều làng nghề như may Tam Hiệp, rau an toàn Phú An. Sản phẩm bưởi Phúc Thọ cũng có tiếng với vị ngọt và hình thức du lịch làng nghề được Huyện rất chú trọng.

Các làng nghề truyền thống có rất nhiều sản phẩm hàng hóa độc đáo, đặc trưng, có sức lôi cuốn khách du lịch đến thăm quan làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thay đổi diện mạo của quê hương Phúc Thọ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Huyện Phúc Thọ hiện có 61 làng nghề, chủ yếu là mộc dân dụng, điêu khắc mỹ nghệ, may mặc, rau an toàn. Các làng nghề mộc dân dụng ở Phúc Thọ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn của Thành phố. Các sản phẩm mộc dân dụng chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Long Xuyên, Thanh Đa…

- Vị trí:

Xã Liên Hiệp là 1 xã đồng bằng phía Nam của huyện Phúc Thọ. Giáp với huyện Hoài Đức về phía Đông giáp với huyện Quốc Oai về phía Nam, giáp với huyện Thạch Thất về phía Tây, giáp xã Hiệp Thuận- huyện Phúc Thọ về phía Bắc. Nằm ở vị trí 2105’ vĩ Bắc; 105035’ kinh Đông, cách Trung tâm đô thị vệ tinh Sơn Tây 15 km, đô thị Hòa Lạc 15km về phía Tây và Trung tâm đô thị hạt nhân Thủ đô Hà Nội 20km về phía Đông. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 426,45 ha, với địa giới hành chính cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp Hiệp Thuận- huyện Phúc Thọ.

+ Phía Nam giáp huyện Quốc Oai.

+ Phía Đông giáp huyện Hoài Đức.

+ Phía Tây giáp huyện Thạch Thất.

 

Ảnh thực địa tại Huyện Phúc Thọ (Nguồn sưu tầm)

Trong những năm qua xã Liên Hiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, văn hóa xã hội được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, để trở thành một xã nông thôn mới, hiện tại nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Liên Hiệp cần phải phấn đấu quyết liệt trong giai đoạn tới và cần có các giải pháp cụ thể để thực hiện. Một trong giải pháp làm cơ sở quan trọng là công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội, phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề. Đây là một nhiệm vụ quan trọng được chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong xã đặc biệt quan tâm.

Xem thêm: Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000

- Địa hình, địa mạo: 

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc nền từ phía Tây sang Đông và thấp trũng về phía giữa khu dự án tại vị trí mương tiêu chạy qua dự án. Cao độ nền tự nhiên từ +6,5m đến +7,5m, phía bắc có đường bê tông có cao độ +8,5m đến +8,6m.

- Mục tiêu:

- Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới tại xã Liên Hiệp- huyện Phúc Thọ - thành phố Hà Nội; Quy hoạch chung xây dựng huyện Phúc Thọ được phê duyệt tại Quyết định số 5335QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Phúc Thọ đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000;

- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cụm công nghiệp theo quy định;

- Phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong huyện Phúc Thọnhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở địa phương;

- Tạo điều kiện về quỹ đất có hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ để thu hút đầu tư các hộ sản xuất đa ngành nghề nhằm phát huy hiệu quả diện tích đất đã được quy hoạch, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững;

- Là cơ sở để thực hiện quản lý chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước việc hình thành, phát triển đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp;

- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu làng nghề; giảm chi phí sản xuất; Phát huy thế mạnh về lịch sử và kinh nghiệm trên địa bàn, để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề truyền thống.

- Giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề;

- Giải quyết việc làm cho nhân dân trên địa bàn Huyện và khu vực;

- Đóng góp thu nộp ngân sách nhà nước; Góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện ổn định và bền vững.

- Thời điểm lập quy hoạch:

+ Năm 2022

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản quy phạm pháp luật kèm theo

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể giao thông dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp liên hiệp giai đoạn 2, huyện Phúc Thọ, Thành Phố Hà Nội

Ảnh Huyện Phúc Thọ chụp từ trên cao (Nguồn sưu tầm)

Xem thêm: Liên hệ Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Tam Nông, giai đoạn 2021 – 2025

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi