Buildings and tower structures – Tilt monitoring by surveying method
Lời nói đầu
TCVN 9400:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 357:2005 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9400:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DẠNG THÁP – XÁC ĐỊNH ĐỘ NGHIÊNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC ĐỊA
Buildings and tower structures – Tilt monitoring by surveying method
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để quan sát độ nghiêng của các nhà cao tầng, các hạng mục và các kết cấu trên các công trình công nghiệp như các silô chứa các vật liệu rời, các bồn chứa nhiên liệu, ống khói nhà máy, tháp truyền hình, ăng ten vô tuyến viễn thông và các công trình khác trong giai đoạn thi công xây dựng cũng như trong giai đoạn khai thác sử dụng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9360:2012, Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.
TCVN 9398:2012, Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung.
3 Ký hiệu
a là góc phương vị, hướng nghiêng;
b là góc đo;
C là sai số trục ngắm của máy kinh vĩ;
D là khoảng cách giữa hai điểm, định thức;
e là véc tơ độ lệch (độ nghiêng) của một điểm so với chân công trình theo hướng trục Y (trục tung);
e là góc nghiêng của công trình;
ey là véc tơ độ lệch (độ nghiêng) của một điểm so với chân công trình theo hướng trục Y (trục tung);
ex là véc tơ độ lệch (độ nghiêng) của một điểm so với chân công trình theo hướng trục X (trục hoành);
DX, Y là gia số tọa độ;
Dh là chênh lệch độ cao giữa hai điểm;
H, h là độ cao của một điểm, chiều cao của công trình;
m là sai số trung phương của một đại lượng đo; mp là sai số trung phương đo góc;
mp là sai số trung phương vị trí điểm;
MO là sai số vạch chỉ tiêu bàn độ đứng của máy kinh vĩ;
Z là góc thiên đỉnh của điểm quan trắc.
0 EP
TCQG - TCVN 9364:2012 - Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công
High - rise buildings - Technical guide for survey work during construction
Lời nói đầu
TCVN 9364:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 203:1997 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9364:2012 do Viện Khoa học Công nghệ xây dựng - Bộ xây dựng biên soạn, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NHÀ CAO TẦNG - KỸ THUẬT ĐO ĐẠC PHỤC VỤ CÔNG TÁC THI CÔNG
High - rise buildings - Technical guide for survey work during construction
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc kiểm tra và nghiệm thu từng giai đoạn, trong quá trình xây dựng cho đến khi sử dụng công trình sau này.
1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc đo đạc biến dạng trong quá trình xây dựng các công trình cao tầng, các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và tham khảo cho các công trình thấp tầng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9360:2012, Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng bằng phương pháp đo cao hình học.
3 Công tác đo đạc trong quá trình thi công
3.1 Tiêu chuẩn này giúp cho các tổ, nhóm trắc địa phục vụ thi công xây dựng nhà cao tầng những tài liệu cần thiết để thiết kế, chuyển bản vẽ thiết kế ra thực địa, xây dựng được hệ trục, hệ khung cho nhà cao tầng, các dạng sơ đồ đo, hạn sai cho phép và các loại máy móc dụng cụ được lựa chọn đảm bảo đạt được các hạn sai đó. Việc đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn 1:100, 1:200, 1:500 trên khu vực xây dựng không đề cập ở đây.
3.2 Để phục vụ cho công tác bố trí trục công trình nhà cao tầng và chỉ đạo thi công cần lập một mạng lưới bố trí cơ sở theo nguyên tắc lưới độc lập. Phương vị của một trong những cạnh xuất phát từ điểm gốc lấy bằng 0°00'00" hoặc 90°00'00".
Chỉ tiêu kỹ thuật của lưới này nêu ở Bảng 1.
Máy móc, dụng cụ và số vòng đo nêu ở Bảng 2.
Bảng 1- Chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới cơ sở bố trí công trình
Bảng 2 - số vòng đo góc của một số loại máy
3.3 Các dạng lưới được sử dụng khi thành lập lưới khống chế cơ sở có thể là lưới tam giác đo góc, đo cạnh hoặc góc cạnh kết hợp hay lưới đa giác (Hình 1, 2, 3 và 4).
3.4 Lưới khống chế độ cao phải đảm bảo yêu cầu đối với công tác đo vẽ, đặc biệt là bố trí công trình về độ cao và được nêu ở Bảng 3.
NHẤN TẢI XUỐNG ĐỂ XEM BẢN ĐẦY ĐỦ