Bê tông là vật liệu chịu nén tốt , chịu kéo kém do chịu kéo kém nên bê tông chỉ dùng trong kết cấu chịu nén . Để khắc phục người ta đưa cốt thép vào bê tông để chịu kéo . Sự ra đời của BTCT đánh dấu sự phát triển về công nghệ vật liệu trong xây dựng . Các cầu dầm BTCT được áp dụng , tuy nhiên chiều dài nhịp còn hạn chế ( 24 m ) . Kết cấu BTCT dự ứng lực với nguyên lý kéo căng cốt thép để nén trước bê tông cho phép nhịp dầm lớn hơn . Điển hình như các nhịp dầm 33 m đôi khi tới 43 m dầm cắt khúc . Việc đưa ra các giải pháp hợp lý về kết cấu , giải pháp công nghệ thi công thích hợp còn cho phép kết cấu BTCT_DƯL vượt được khẩu độ lớn hơn . Cầu dầm BTCT_DƯL liên tục thi công bằng phương pháp hẫng , mặt cắt dầm thay đổi là loại cầu đã giải quyết tương đối tốt cả vấn đề vật liệu và kết cấu . Loại cầu này thường sử dụng cho các loại nhịp từ 80 - 130 m và lớn hơn nữa , có khi tới 250 m như cầu SHOTTWIEN ở Áo . Ở nước ta cầu BTCT _DƯL thi công hẫng đã được áp dụng cầu Phú Lương - Hải Dương , cầu Sông Gianh , cầu Hoà Bình . Từ các phân tích trên ta thấy có thể chọn phương án cầu liên tục BTCT dự ứng lực thi công hẫng .
Định dạng tài file pdf
(ht-ntn)