Phân khu đô thị Chiềng Ngần thuộc phạm vi các phường trung tâm hiện nay. Đây sẽ là phân khu bảo tồn không gian Chiềng Ngần của thành phố. Đối với phân khu này, các hoạt động tổ chức không gian chủ yếu là đồng bộ các quy hoạch chi tiết, chỉnh trang giao thông, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, và ổn định nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư.
Thuộc đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch phân khu xây dựng khu đô thị Chiềng Ngân, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Nhằm cụ thể hoá những định hướng của quy hoạch chung đồng thời hướng tới những tiêu chí của đô thị loại I về hạ tầng: Cảnh quan, cây xanh, công viên, giao thông và tạo dựng cơ sở pháp lý cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, nhằm sử dụng hiệu quả đất đai và phù hợp với những định hướng trong thời kỳ mới thì việc lập phân khu khu vực nêu trên là hết sức cần thiết.
Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất
Vị trí khu vực lập quy hoạch chủ yếu thuộc phạm vi xã Chiềng Ngần, một phần phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La và khu vực nghiên cứu mở rộng dọc tuyến đường quy hoạch kết nối đường trục chính đô thị Chiềng Ngần và đường vào Khu công nghiệp Mai Sơn với ranh giới như sau:
+ Phía Đông và Bắc giáp khu vực sản xuất nông nghiệp thuộc xã Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, thành phố Sơn La và xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn;
+ Phía Nam giáp phân khu đô thị Chiềng Sinh;
+ Phía Tây giáp phân khu đô thị lịch sử.
+ Khu vực lập quy hoạch mang đặc trưng của địa hình miền núi dạng lòng chảo hẹp chạy giữa 2 dãy núi 2 bên tạo nên hình thái tuyến tính. Hướng dốc chủ đạo là Tây Bắc – Đông Nam và Tây Bắc – Đông Bắc. Do địa hình nghiêng dốc, nên có lũ lụt, đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh
+ Các núi xung quanh có cao độ lớn nhất là 780m, chênh so với cao độ thung lũng từ 40 -120m. Các núi đều có độ dốc lớn hơn 25%, một số núi là dạng vách đứng. Mặc dù không có khả năng khai thác sử dụng xây dựng nhưng những núi này có giá trị cảnh quan rất lớn, mang lại bản sắc cho khu vực thiết kế lập quy hoạch.
+ Trong khu vực có một số khu vực trũng thấp, môt số ao nuôi trồng thủy sản có cao độ chủ yếu từ 630 – 650m. Đây là những khu vực tập trung thu nước hiện tại của khu vực và được dẫn chảy theo hệ mương hiện có.
Xem thêm: THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2045
+ Quy mô quy hoạch khoảng 1.577,24 ha;
+ Quy mô dân số: Khoảng 33.500 người.
Về quy mô dân số có tăng so với Quyết định số 2006 ngày 24/07/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Nhiệm vụ và dự toán lập Điều chỉnh tổng thể quy hoạch phân khu xây dựng khu đô thị Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Lý do, dân số cho phân khu được ước tính theo định hướng QHC thành phố Sơn La là 33.500 người
Vị trí và giới hạn khu vực nghiên cứu
Ngày 24/5/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 915/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đến năm 2045. Theo định hướng quy hoạch chung, phần lõi đô thị trung tâm được phân chia thành 05 phân khu đô thị, gồm: Phân khu đô thị Chiềng Ngần; Phân khu đô thị Chiềng Sinh; Phân khu đô thị Chiềng Sinh – Nà Sản; Phân khu đô thị Chiềng Ngần và Phân khu đô thị sinh thái Hua La.
+ Khai thác các lợi thế kết nối với các cụm, khu công nghiệp; và là tuyến vành đai thành phố đi Mường La.
+ Phát triển các không gian văn hóa, làng bản, khu ở sinh thái các chức năng vui chơi giải trí cho nhu cầu của thành phố.
+ Hình thành các tuyến kết nối với trung tâm kinh tế của thành phố qua các tuyến kết nối qua phía đại học Tây Bắc, qua khu dự kiến phát triển hoạt động Thể thao và đào tạo vận động viên
+ Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, hạn chế tác động khai thác mở rộng đất đai.
+ Ổn định các khu dân cư ngoại vi trung tâm, xây dựng và chuẩn bị hạ tầng cho phát triển thương mại, dịch vụ.
+ Việc xây dựng khu đô thị Chiềng Ngần nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có về giao thông, cảnh quan và quỹ đất xây dựng để chỉnh trang các khu đô thị hiện hữu và khu đô thị mới hình thành có kiến trúc, hạ tầng hiện đại, đảm bảo cho sự phát triển hài hòa, các khu chức năng của Thành phố, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
+ Thông qua xây dựng đô thị để sắp xếp điều chỉnh dân cư, chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế của thành phố, tạo nguồn lực để phát triển đô thị theo hướng bền vững, đảm bảo các tiêu chí của đô thị loại I và là Thành phố trung tâm vùng Tây Bắc.
+ Đánh giá vị thế, vai trò và mối liên hệ của khu vực nghiên cứu với bối cảnh phát triển chung của Tỉnh, của Thành phố và các khu vực lân cận. Các mối quan hệ được xem xét theo xu hướng phát triển bền vững.
+ Đánh giá hiện trạng khu vực về điều kiện tự nhiên và xã hội, hiện trạng về quĩ đất xây dựng, hiện trạng các công trình kiến trúc, hiện trạng về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, ...Đánh giá thực trạng tình hình các khu vực, hoạt động phát triển hiện nay và sức tác động của việc điều chỉnh quy hoạch tới những khu vực, hoạt động này.
+ Lập quy hoạch xây dựng, xác định cấu trúc vận hành trục đô thị, cơ cấu phân khu vực, quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
+ Đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
+ Dự thảo quy định quản lý quy hoạch.
*) Thuyết minh:
+ Các văn bản pháp lý.
Hiện trạng địa hình khu vực nghiên cứu
(HuyCuongACUD-acudvietnam 19)