Thành phố Sơn La là trung tâm tỉnh Sơn La, là đô thị giàu bản sắc, văn hiến, lịch sử mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng Tây Bắc. Thành phố Sơn La bao gồm 7 phường thành thị và 5 xã, là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Sơn La, có tiềm năng và cơ hội đóng góp đáng kể vào việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La nói riêng và của tiểu vùng Tây Bắc nói chung
Thuộc đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đến năm 2045
Đến nay sau 5 năm thực hiện, đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng thành phố Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã hết thời hạn quy hoạch và cần thiết phải tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng thành phố để hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí của đô thị loại II; phù hợp với tình hình, định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo; bảo vệ cảnh quan môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần từng bước phát triển đô thị thành phố Sơn La hướng tới các tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Vị trí thành phố Sơn La cứu trong QHV tỉnh Sơn La
Toàn bộ địa giới hành chính thành phố Sơn La hiện nay ( 07 phường và 05 xã) và khu vực dự kiến mở rộng thuộc 04 xã Chiềng Mung, Chiềng Ban, Hát Lót và Mường Bon của huyện Mai Sơn, ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp xã Bó Mười của huyện Thuận Châu và xã Mường Bú của huyện Mường La;
- Phía Nam giáp xã Mường Chanh, Chiềng Chung, Chiềng Mai, phần còn lại của xã Chiềng Ban và xã Hát Lót của huyện Mai Sơn;
- Phía Đông giáp xã Mường Bằng, thị trấn Hát Lót và phần còn lại của xã Mường Bon của huyện Mai Sơn;
- Phía Tây giáp xã Tòng Cọ, Chiềng Pấc, Bản Lầm của huyện Thuận Châu.
+ Thành phố Sơn La nằm trong vùng karst hóa mạnh, địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Độ cao bình quân từ 700 - 800 m so với mực nước biển. Đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điển hình, đã thạo cho thành phố nhiều dạng địa hình đặc trưng vùng núi, có địa thế hiểm trở, cát cứ, nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các hẻm sâu và mạnh.
+ Thành phố Sơn La là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên Sơn La- Nà Sản. Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt mạnh, diện tích đất canh tác nhỏ hẹp. Thế đất dốc dưới 25% chiếm tỷ lệ thấp. Một số khu vực có các phiêng bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các xã Chiềng Ngần, Chiềng Đen, Chiềng Xôm và phường Chiềng Sinh.
Xem thêm: Quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Khoảng 274.000 người.
Phạm vi khu vực lập quy hoạch
Đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Sơn La đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt từ năm 2005 (Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 04/6/2005) và điều chỉnh tổng thể năm 2016 (Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 08/8/2016), cơ bản đã xác định ranh giới đô thị Sơn La.
Căn cứ theo Nhiệm vụ quy hoạch đã được UBND tỉnh chấp thuận tại Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 17/5/2021, việc lập quy hoạch được triển khai thực hiện nhằm :
+ Phù hợp với bối cảnh phát triển và định hướng quy Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
+ Xây dựng và phát triển thành phố Sơn La thành đô thị sinh thái, hiện đại, mang bản sắc văn hóa các dân tộc đặc thù tiểu vùng Tây Bắc; là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đa ngành của tiểu vùng Tây Bắc; là động lực tăng trưởng kinh tế vùng dọc Quốc lộ 6 của tỉnh; hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí đô thị loại II và hướng tới các tiêu chí đô loại I trực thuộc tỉnh.
+ Khai thác và phát huy các lợi thế, cơ hội của thành phố Sơn La. Định hướng phát triển không gian các vùng chức năng tổng hợp, chuyên ngành cho toàn thành phố trên nền tảng điều kiện hiện trạng, tiềm năng phát triển, đảm bảo phát triển bền vững, năng động, hiệu quả.
+ Làm căn cứ lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng và là cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương tổ chức quản lý quy hoạch, đất đai, trật xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt và quy định của pháp luật.
+ Rà soát, đánh giá những thay đổi, biến động về dân số, sử dụng đất đai, tăng trưởng kinh tế, chương trình dự án ưu tiên được xác định trong đồ án quy hoạch chung năm 2005 và năm 2016 so với thực tiễn phát triển đô thị hiện nay; rà soát các tiêu chí đô thị loại II cần hoàn thiện, nâng cao và xác định các tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh dự kiến hướng tới. Nghiên cứu các định hướng từ các quy hoạch cấp trên và các biến động mới về phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, tỉnh để xác định các vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung trong quy hoạch chung lần này.
+ Dự báo các nhu cầu phát triển cho từng giai đoạn, xây dựng tầm nhìn và các chiến lược mới để phát triển thành phố từ nay đến năm 2045 theo hướng bền vững.
+ Đề xuất các điều chỉnh về cấu trúc đô thị, về phân khu chức năng, bố trí các trung tâm đô thị, quy hoạch về sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt là không gian ngầm), các giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Đề xuất các giải pháp về thiết kế đô thị và quản lý đô thị theo quy hoạch.
+ Xây dựng các chương trình và các dự án chiến lược ưu tiên đầu tư. Các chương trình và dự án có tính khả thi cao, có tính linh hoạt, đáp ứng các nhu cầu trước mắt về phát triển cũng có như có tính ổn định lâu dài và là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
*) Thuyết minh:
+ Các văn bản pháp lý.
Hiện trạng địa hình khu vực nghiên cứu
Xem thêm: Thuyết minh Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội đến năm 2030
(HuyCuongACUD-acudvietnam 19)