Hội thảo do Công ty Công ty cổ phần thiết bị - VIETRACO cùng với Sở GTVT Hà Nội và Công ty Newtatco ( Bộ KHCN- MT ) , Công ty IIDO Hàn Quốc phối hợp tổ chức.
Ảnh minh họa |
Thực tiễn tại Việt Nam hiện nay xét theo lưu lượng, thành phần dòng xe và tỷ lệ xe rẽ trái, người đi bộ qua đường cùng với chính sách phát triển hạ tầng giao thông đô thị thì dải phân cách là một phần không thể thiếu được của công tác tổ chức giao thông trong đô thị. Hiện tại ở các đô thị với các đường phố có từ 4 làn xe trở lên hầu hết đều sử dụng các vạch sơn kép, hoặc DPC cứng , mềm không đàn hồi để phân luồng giao thông.
Với ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao, dải phân cách bằng vạch sơn chỉ có tác dụng với các đường mới khai thác có lưu lượng xe chạy thấp còn đối với các đường phố có lưu lượng xe chạy tương đối lớn thì rất dễ xảy ra tai nạn do lấn đường ngược chiều. Với mật độ, lưu lượng phương tiện tăng nhanh điều đó khó tránh sự va chạm ,sung đột giữa phương tiện và dải phân cách khi có sự bất cẩn của người tham gia giao thông.
Trên thực tế, chúng ta đang sử dụng rất nhiều loại, kiểu dải phân cách có kích thước, vị trí bố trí khác nhau được khai thác với mục đích tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Hiện nay các tuyến đường đang khai thác hầu hết không đủ điều kiện để mở rộng mặt đường nên yêu cầu dải phân cách chỉ đảm bảo được chức năng phân luồng, dẫn hướng giao thông là chủ yếu.
Ảnh minh họa |
Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đang áp dụng loại cột và dải phân làn mềm đàn hồi. “Dải phân làn mềm và dàn hồi ” được nhiều nước đánh giá cao bởi nó thỏa mãn các chỉ tiêu và tiêu chí quy định chung về DPC . “Dải phân làn mềm và dàn hồi" tương đối phù hợp với mô trường giao thông đô thị Việt Nam , sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn nặng và thiệt hại xã hội do sung đột giữa DPC và phương tiện khi có sự va chạm.