0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
Sơ đồ điển hình rãnh thoát GPC dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối QL38 (khu quy hoạch trung tâm hành chính thị xã Duy Tiên) đến đê sông Hồng địa bàn thị xã Duy Tân

Duy Tiên là một thị xã nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, Việt Nam, có vị trí địa lý:

- Phía bắc giáp huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

- Phía tây bắc giáp huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

- Phía đông giáp thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên với ranh giới là sông Hồng.

- Phía đông nam giáp huyện Lý Nhân

- Phía nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý

- Phía tây giáp huyện Kim Bảng

- Thị xã Duy Tiên có diện tích tự nhiên 120,92 km2, dân số năm 2018 là 154.016 người, mật độ dân số đạt 1.274 người/km2.

Tuyến đường quy hoạch nối từ QL38 đến đê sông Hồng có chiều dài khoảng 6,9Km. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ theo quy hoạch chung xây dựng thị xã Duy Tiên, hình thành mạng lưới giao thông kết nối giữa đường thủy và đường bộ đến các trung tâm hành chính, khu công nghiệp, cảng sông của tỉnh và các khu vực lân cận, tạo đà phát triển kinh tế xã hội, du lịch, dịch vụ trên địa bàn thị xã Duy Tiên nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung.

Thông tin Sơ đồ điển hình rãnh thoát GPC dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối QL38 (khu quy hoạch trung tâm hành chính thị xã Duy Tiên) đến đê sông Hồng địa bàn thị xã Duy Tân

- Thông tin dự án:

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối QL38 (khu quy hoạch trung tâm hành chính thị xã Duy Tiên) đến đê sông Hồng địa bàn thị xã Duy Tiên.

- Dự án nhóm: Nhóm B.

- Cấp công trình: Công trình giao thông cấp II.

- Cấp kỹ thuật: Đường chính khu vực.

- Cấp quyết định chủ trương đầu tư: HĐND tỉnh Hà Nam.

- Cấp quyết định đầu tư dự án: UBND tỉnh Hà Nam.

- Tên chủ đầu tư: UBND thị xã Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.

- Địa điểm thực hiện dự án: Thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

- Nguồn vốn đầu tư:Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương.

- Thời gian thực hiện: Dự kiến từ năm 2021 - 2024.

- Quy mô đầu tư:

- Quy mô và yêu cầu kỹ thuật theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 13/7/2021 của HĐND tỉnh Hà Nam về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án: Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ QL.38 (khu quy hoạch trung tâm hành chính thị xã Duy Tiên) đến đê sông Hồng địa bàn thị xã Duy Tiên như sau:

- Chiều dài toàn tuyến theo quy hoạch L=6.920,37m, quy mô thực hiện dự án: giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh Bn=51m, trong đó:

- Phạm vi từ Km0+00 đến Km0+89,03 thiết kế 01 cầu qua sông Duy Tiên có bề rộng cầu 19m.

- Đoạn tuyến sau phạm vi cầu từ Km0+342,79 đến sông Bút (Km2+401.74) xây dựng 1/2 mặt đường chính theo quy hoạch có (B mặt = 2x8m, B lề+ taluy = 2x6.50m, Bgpc=22m, Bn=51m.

- Đoạn từ sông Bút (Km2+599.83) đến đê sông Hồng (Km6+775.54) đầu tư xây dựng với quy mô Bm=7m, B lề gia cố =2x0,5m, B lề đất = 2x0.5m; Bn=9m.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, an toàn giao thông, cống ngang đường.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống sơn vạch tín hiệu, biển báo đồng bộ theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2019/BGTVT.

- Nội dung thiết kế lập bản vẽ thi công:

- Lập đề cương nhiệm vụ khảo sát thiết kế;

- Tổ chức đoàn tổng thể đi rà soát hiện trường;

- Thu thập tài liệu, điều tra các số liệu liên quan tới dự án;

- Làm việc với các cơ quan ban ngành chức năng để thoả thuận, thống nhất các số liệu liên quan đến dự án;

- Khảo sát địa hình, địa chất bổ sung;

 - Lập hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát địa hình, địa chất;

- Lập hồ sơ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tổng mức đầu tư.

Xem thêm: THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ LỊCH SỬ, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

- Địa hình, địa mạo:

- Trong khu vực nghiên cứu có một số hộ dân cư nhỏ lẻ đang sinh sống, ngoài ra còn có một số nhà tạm của các khu đa canh.

- Hiện trạng sử dụng đất: Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch chủ yếu là đất nông nghiệp, đất đa canh, mặt nước. Ngoài ra còn có một phần là mương thủy lợi và đường bê tông và đường đất hiện trạng. Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch là 29.73 ha.

- Địa hình, địa mạo: Là khu vực trồng lúa và đa canh nên cao độ tương đối đồng đều. Cao độ thấp nhất (đáy ao) là -0,86m. Cốt đường đất nội đồng hiện trạng khoảng +2,65 ¸3,50m. Cốt khu vực trồng lúa khoảng +1,49 ¸2,00m

- Hiện trạng giao thông :

Tiếp giáp với khu vực nghiên cứu quy hoạch có tuyến đường Quốc lộ 38. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng của khu vực cũng như của tỉnh.

Tuyến đường bê tông hiện trạng nằm ở phía Tây của dự án có mặt cắt trung bình khoảng 5,5m.

Phía Bắc là tuyến đường dọc kênh Mộc Nam đã được trải nhựa có mặt cắt trung bình khoảng 4,5m.

Phía Nam còn có tuyến đường bê tông hiện trạng mặt cắt khoảng 3,5m đi từ thôn Đông thôn Nguộn.

Trong khu vực nghiên cứu quy hoạch còn có các tuyến đường nội đồng hiện trạng, đường bờ thửa, bờ vùng có mặt cắt 1,5 ¸ 5,50m.

- Kế hoạch tiến độ xây dựng:

Tư vấn kiến nghị tiến độ xây dựng tổng thể tuyến đường dự kiến hoàn thành trong 24 tháng.

Phân đoạn thi công, hướng thi công dự kiến. Tuyến đường được xây dựng mới đi qua phần lớn là đất nông nghiệp: ao, ruộng,... với phạm vi xử lý đất yếu khá lớn.Vì vậy trong quá trình thi công công tác xử lý nền đất yếu là rất quan trọng: nền đường đất yếu được thi công trước rồi mới tiến hành các hạng mục khác.

Đối với các phạm vi 02 nút giao có kết nối vào tuyến đường đang khai thác nên trong quá trình thi công, phải tổ chức đảm bảo giao thông.

Trước khi thi công nhà thầu cần nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế, chuẩn bị mặt bằng và các thiết bị xe máy cho các hạng mục thi công nền đường theo qui trình thi công và nghiệm thu TCVN 9436: 2012 và các chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu.

Trong quá trình thi công phải có các biện pháp hạn chế tối đa tiếng ồn, bụi...đối với các đoạn tuyến mới có nhà dân sát phạm vi thi công cần bố trí hàng rào tôn ngăn cách để hạn chế tối đa ảnh hưởng. Khi thi công trên QL38 hiện trạng, nền đường cần thi công theo từng lớp, thi công xong đến đâu cần dọn dẹp ngay đến đó để đảm bảo giao thông. Thi công phần đường mới cạp hai bên trước, phần đường cũ thi công sau để đảm bảo giao thông.

- Tác động về môi trường:

- Quá trình thực hiện dự án sẽ có những tác động nhất định tới môi trường trong khu vực trong đó ảnh hưởng lớn tới môi trường không khí và tiếng ồn. Nguồn phát thải ô nhiễm phần lớn từ hoạt động thi công xây lắp, hoạt động của thiết bị máy móc, phát thải khí, khói bụi. Những tác động này mang tính chất tạm thời và sẽ chấm dứt khi dự án được hoàn thành. Tuy nhiên để giảm thiểu những tác động tiêu cực, nhà thầu phải đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế và theo đúng những quy định pháp luật hiện hành.

- Tác động về xã hội:

- Triển khai dự án sẽ gây xáo trộn tới một bộ phận dân cư hiện đang sinh sống trong khu vực cần phải giải tỏa, di dời, đặc biệt là các công trình nông nghiệp, ảnh hưởng cục bộ tới đời sống của người dân. Đây là một vấn đề không tránh khỏi khi xây dựng các công trình công cộng cần phải sử dụng đất. Để giảm thiểu tác động, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các giải pháp bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng quyền và lợi ích của người dân.

- Việc tập trung số lượng lớn thiết bị, máy móc và con người trong thời gian triển khai dự án sẽ gây sức ép lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và cơ quan quản lý tại địa phương. Biện pháp khắc phục là quản lý tốt về con người, có khai báo tạm trú, tạm vắng đầy đủ theo quy định, ưu tiên sử dụng nhân lực địa phương vào các công việc phù hợp, các đơn vị sử dụng lao động có biện pháp quản lý chặt chẽ sát sao giáo dục ý thức của người lao động về công tác bảo vệ môi trường

- Tác động về kiến trúc cảnh quan:

- Do có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, một phần diện tích đất nông nghiệp sẽ mất đi, đây là vấn đề tất yếu của quá trình đô thị hóa. Để khắc phục tác động này, các cơ quan ban ngành cần có những đối sách và thiết lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý.

- Dự án xây dựng sẽ tiến hành phá dỡ một số các công trình kiến trúc của nhân dân có tác động tới kiến trúc cảnh quan khu vực. Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy chỉ có 04vị trí nhà – nhà tạm để phục vụ sản suất nông nghiệp, kiển trúc bị ảnh hường do phần lớn tuyến đi qua khu vực ruộng và ao do đó dự án không phá vỡ các kiến trúc mang tính đặc trưng vùng miền. Tuy nhiên do dự án phải giải tỏa đất nông nghiệp liên quan đến vấn đề sản suất nông nghiệp của nhân dân nên quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng phải hết sức lưu ý để tránh gây ra những phản ứng tiêu cực từ nhân dân.

Xem thêm: THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ LỊCH SỬ, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

-Sơ đồ điển hình rãnh thoái GPC GT-ĐH-07

(HuyCuongACUD-acudvietnam24)

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi