Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tam Sơn (huyện lỵ) và 16 xã: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhân Đạo, Nhạo Sơn, Như Thụy, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch. Nằm trên hành lang kinh tế (Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội; Hà Nội - Hà Nam; Hà Nội - Thái Nguyên); trong đó Đô thị Vĩnh Phúc: Trung tâm cấp vùng về thương mại, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, y tế và đào tạo chất lượng cao của Vùng Thủ đô Hà Nội.
Thuộc đồ án Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại các quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 15/01/2013. Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/10/2017 của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về đầu tư tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025 đã nêu rõ xây dựng hạ tầng kết cấu huyện Sông Lô đến năm 2025 hoàn thành kết cấu hạ tầng khung khu trung tâm huyện.
Sơ đồ thoát nước mưa vùng huyện Sông Lô
Huyện Sông Lô nằm ở phía tây tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía đông giáp huyện Lập Thạch
- Phía tây giáp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
- Phía nam giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Phía bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Về địa hình: Vùng huyện Sông Lô là khu vực trung du miền núi có vùng đồi núi cao rậm rạp, xen lẫn dân cư, hồ thủy lợi, đồng ruộng là nơi canh tác lúa và hoa màu của nhân dân trong huyện. Địa hình đa dạng có độ chênh cao khá lớn khoảng từ 10 đến 297m, xen lẫn nhiều ao hồ nhỏ kênh, mương dẫn nước tưới tiêu trong khu vực.
- Về địa chất: Qua tài liệu thu thập sơ bộ khu vực của dự án chúng tôi sơ bộ phân chia cấu trúc địa chất như sau:
+ Khu vực quy hoạch là vùng đồng bằng Sông Hồng tương ứng với bề mặt tích tụ của các thành tạo trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ.
+ Trên bề mặt địa hình lộ ra các lớp đất trồng và các trầm tích thuộc hệ tầng Nêogen và hệ tầng Vĩnh Phúc. Ở dưới sâu theo số liệu các lỗ khoan khảo sát (tài liệu Đoàn Địa Chất Thuỷ Văn 63 Cục Địa Chất và Khoáng Sản Việt Nam), hệ tầng Hà Nội(aQ13 hn), các đá trầm tích và biến chất hệ tầng Thác Bà (NP-ε1 tb). Ở phía Tây Nam là đứt gãy Sông Hồng chạy qua theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Hình ảnh sơ đò xây dựng vùng huyện Sông Lô
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập trên cơ sở Nhiệm vụ đánh giá tổng hợp thực trạng và các nguồn lực phát triển vùng về kinh tế, lao động, dân cư, đất đai được phê duyệt tại Quyết định số 2995/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 02/12/2020 V/v Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sông Lô, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch vùng phía Tây đô thị Vĩnh phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sông Lô làm cơ sở để tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, các khu chức năng như công nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mại …, gắn liền với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và giữ gìn cân bằng sinh thái trên địa bàn Tỉnh;
- Đề xuất phát triển hệ thống đô thị, các khu dân cư nông thôn tập trung trên cơ sở khai thác lợi thế riêng của huyện Sông Lô, thúc đẩy phát triển ngành kinh tế mũi nhọn. Đề xuất phân bố không gian phát triển nông nghiệp, xây dựng công nghiệp, du lịch - dịch vụ, hệ thống hạ tầng xã hội, tổ chức phát triển giao thông và phân bổ các công trình hạ tầng kỹ thuật, tổ chức môi trường bền vững ở đô thị và nông thôn.
- Tạo lập cơ sở pháp lý để triển khai và quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch công nghiệp, du lịch - dịch vụ, các vùng nông nghiệp, các quy hoạch chuyên ngành. là tiền đề thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Sông Lô.
+ Quy hoạch ngắn hạn đến năm 2030.
+ Quy hoạch dài hạn đến năm 2050.
+ Vùng nghiên cứu có địa hình trung du miền núi, địa hình với nhiều đồi núi cao, đồi và gò xen giữa là những đồng chiêm trũng, ít thuận lợi cho xây dựng công trình.
+ Cao độ địa hình trung du từ 13,00m-40,00m; khu vực phía Bắc Sông Lô có núi cao từ 50,00m-657,00m (đỉnh núi Sáng).
+ Sông Lô chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Bạch Lựu (Sông Lô) qua xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có chiều dài 31km.
- Hiện trạng thoát nước mưa:
- Vùng nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước mưa đồng bộ. Nước mưa thoát tự nhiên ra các ao hồ, đồng trũng rồi qua các suối, ngòi thoát ra sông Lô. Hiện trạng chia thành 4 khu thoát nước. Cụ thể.
+ Tiểu khu Dừa tiêu tự chảy cho các xã Bạch Lưu và Hải Lựu ra sông Lô qua các cống Bạch Lưu, Dừa và Vườn Hồng.
+ Tiểu khu Cầu Ngạc với diện tích 5.599ha tiêu cho các xã Nhận Đạo, Đồng Quế, Quang Yên và Lãng Công. Tiêu ra sông chủ yếu qua cống Cầu Ngạc.
- Bản vẽ (CAD):
+ Các văn bản pháp lý liên quan.
+ Bản vẽ QH-06: Sơ đồ cao độ nền và thoát nước mưa Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bản đồ các xã phương huyện thuộc huyện Sông Lô
(HuyCuongACUD-acudvietnam 19)