Nằm ở phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, giáp huyện Lập Thạch, Tam Dương và ranh giới đô thị Vĩnh Phúc; giáp với thành phố Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm Vùng cách thành phố Vĩnh Yên ước khoảng 15km theo hướng Đông Bắc, cách sân bay nội bài khoảng 30km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60km.
Thuộc đồ án Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được lập trên cơ sở Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Để cụ thể hóa các định hướng phát triển do quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định tại các vùng kinh tế - lãnh thổ liên huyện thì việc lập quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật. Nhằm xây dựng và phát triển vùng trở thành một vùng kinh tế tổng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, sinh thái, du lịch, dịch vụ và cửa ngõ giao thong phía Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí quan trọng về du lịch, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng đối với tỉnh Vĩnh Phúc và Vùng thủ đô Hà Nội.
Sơ đồ hệ thống các điểm dân cư nông thôn
Trung tâm Vùng cách thành phố Vĩnh Yên ước khoảng 15km theo hướng Đông Bắc, cách sân bay nội bài khoảng 30km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60km.
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên;
+ Phía Tây Nam giáp huyện Tam Dương, Lập Thạch;
+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang;
+ Phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên.
- Vĩnh Phúc nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, nơi chuyển tiếp giữa Đông Bắc với trung du miền núi. Dựa lưng vào núi Tam Đảo ở phía Bắc, phía Tây và Tây Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có các vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi.
- Vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc thuộc khu vực vùng núi và trung du của tỉnh. Địa hình vùng tương đối phức tạp, nhiều núi, đồi và các dòng sông, suối nhỏ có tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, có Vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc dãy núi Tam Đảo với diện tích 14.614ha (trong tổng số diện tích Rừng Quốc gia Tam Đảo là: 32.887ha). Khu vực trung du và miền núi của vùng có nhiều hồ như hồ Xạ Hương, hồ Làng hà, hồ Thanh Lanh, hồ Đại Lại v.v.. Các hồ chứa có khả năng điều hòa tưới tiêu, nhiều tiềm năng phát triển thuỷ lợi, nuôi cá và xây dựng các khu du lịch, cải tạo môi sinh.
- Địa hình Vùng lập quy hoạch có những đặc điểm nổi bật như sau:
Vùng Tam Đảo là khu vực miền núi, nằm trên phần chính phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lô (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng
Sơ đồ định hướng không gian toàn vùng
Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/09/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quy hoạch xây dựng vùng trở thành một trong bốn trung tâm kinh tế của Tỉnh, làm cơ sở để tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng liên điểm dân cư, gắn liền với việc bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái trên địa bàn Tỉnh;
- Xác lập cơ sở để thu hút đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch
+ Năm 2012
Hiện trạng môi trường:
Khác với các địa phương khác, môi trường sinh thái ở Tam Đảo có xu thế tốt hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập (cuối năm 1996), cảnh quan và môi trường sinh thái đã được cải thiện hơn trước rất nhiều.
- Vệ sinh nguồn nước tương đối bảo đảm do công nghiệp chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, với sự xuất hiện của các khu, cụm công nghiệp, các trang trại chăn nuôi thì vấn đề vệ sinh nguồn nước cần phải được quan tâm hơn. Công tác xử lý rác thải chưa được quan tâm nhiều, rác thải trong khu dân cư đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm của sân gôn Tam Đảo đang gây những tranh luận trong dư luận vẫn chưa được xác định rõ. Việc phá vỡ cảnh quan của khu vực khai thác đá và khoáng sản cũng là những vấn đề cần được xử lý dứt điểm.
Tam Đảo là huyện có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế du lịch, vì vậy vấn đề vệ sinh môi trường cần đặc biệt chú trọng. Để giải quyết được vấn đề này, trong việc quy hoạch phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cần phải cân đối giữa lợi ích kinh tế mang lại so với các lợi ích thu được từ phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ.
- Về nghĩa trang, nghĩa địa: Tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tại khu vực nghiên cứu là 114,90ha tập trung diện tích lớn trên địa bàn huyện Tam Đảo với diện tích 90,82ha. Đây chủ yếu là các nghĩa trang nhân dân của các thôn, các xã.. về cơ bản chưa có sự quản lý và đầu tư về hạ tầng kỹ thuật.
- Bản vẽ (CAD):
+ Các văn bản pháp lý liên quan.
+ Bản vẽ QH-03D: Sơ đồ hiện trạng môi trường vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Hệ thống cấp nước toàn vùng