0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
Sơ đồ thiết kế đô thị tổ chức không gian các trục giao thông quy hoạch chung đô thị Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040

Địa giới huyện Tam Đảo: Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; Phía Đông Nam giáp huyện Bình Xuyên;  Phía Tây Nam giáp huyện Lập Thạch, huyện Tam Dương. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên; Lập Thạch; Sông Lô; Tam Dương; Tam Đảo; Vĩnh Tường; Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số dân số hiện tại là hơn 1.154.154 người. 

 

- Thời hạn lập quy hoạch:

+ Thời hạn lập quy hoạch đến năm 2040

Thông tin Sơ đồ thiết kế đô thị định hướng tổng thể quy hoạch chung đô thị Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040

Thuộc đồ án Đồ án Quy hoạch chung đô thị Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040 tỷ lệ - 1/10.000

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8043/VPCP-CN về việc chủ trương lập quy hoạch chung các đô thị loại IV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và bổ sung các đô thị vào chương trình phát triển đô thị quốc gia. Trong đó, giao UBND tỉnh triển khai lập, thẩm định và phê duyệt QHC đô thị Tam Đảo trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính huyện theo tiêu chuẩn đô thị loại IV.

 

- Địa hình, địa mạo: 

Địa hình của huyện Tam Đảo chủ yếu là đồi núi, hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, phần diện tích đồi núi tập trung tại thị trấn Tam Đảo, thị trấn Đại Đình và các xã như Đạo Trù, Minh Quang, Bồ Lý, Yên Dương, Tam Quan.

Phần diện tích bằng phẳng tập trung không nhiều ở thị trấn Hợp Châu, xã Hồ Sơn và Tam Quan. Địa hình núi điển hình là dãy núi Tam Đảo hình thành liên quan đến sự hoạt động của núi lửa thuộc hệ Triat thống trung (cách ngày nay khoảng 145 triệu năm) với chiều dài hơn 50 km, trong đó có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m (cao nhất là đỉnh núi Giữa 1.592 m, đỉnh Thạch Bàn 1.388 m, đỉnh Thiên Thị 1.376 m, đỉnh Phù Nghì 1.300 m so với mực nước biển). Dãy Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực Bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực Đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km.

Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

- Vị trí:

Phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang);

- Phía Tây giáp huyện Lập Thạch;

- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương;

- Phía Đông Bắc giáp huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên).

- Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Bình Xuyên;

Xem thêm:  Thuyết minh quy hoạch tổng hợp Quy hoạch chung đô thị Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040 tỷ lệ 1/10.000

- Được phê duyệt tại:

Đồ án Quy hoạch chung đô thị Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040 tỷ lệ - 1/10.000  được lập trên cơ sở Nhiệm vụ thiết kế lập Quy hoạch chung đô thị Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040 tỷ lệ - 1/10.000, được phê duyệt tại Quyết định số 828 /QĐ-UBND ngày 7/4/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

- Mục tiêu:

- Xây dựng và phát triển đô thị Tam Đảo trở thành đô thị trung tâm phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc; với các chức năng chính phát triển du lịch, đô thị, dịch vụ thương mại và công nghiệp; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí của đô thị loại IV, làm tiền đề thành lập thị xã.

- Tổ chức không gian, kiến trúc - cảnh quan theo hướng hiện đại, bản sắc, gắn kết với tổng thể không gian, kiến trúc - cảnh quan và lộ trình phát triển của toàn tỉnh, Vùng liên huyện phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc và đô thị Vĩnh Phúc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; phát triển kinh tế xã hội.

- Xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại và đấu nối hợp lý với hạ tầng chung của vùng liên huyện phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc và đô thị Vĩnh Phúc.

- Làm cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch; hoạch định các chính sách phát triển, thu hút các dự án đầu tư và triển khai công tác chuẩn bị đầu tư.

- Nội dung văn bản:

Dựa trên cơ sở đó, xác định các trục giao thông chính của huyện:

- Trục đường 2D dự kiến song song đường tỉnh 302 kết nối từ đường vành đai 5 đi Tuyên Quang.

- Đường vành đai 5 vùng tỉnh đi qua các khu vực sản xuất nông lâm nghiệp, khu vực hiện trạng.

- Trục đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh là tuyến đường công nghiệp của huyện, kết nối các khu, cụm công nghiệp chính của khu vực như cụm cn Hợp Thành, Yên Trung, Yên Dương, KCN Tam Dương 2...

- Đường tỉnh 302: Là trục chính của huyện kết nối với các trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa,...

- Trục quốc lộ 2B: Đây là tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam, là trục đường biểu tượng của tỉnh, liên kết môi trường tự nhiên, các công trình văn hóa và các đầu mối đô thị đa dạng với nhau.

- Trục đường phòng chống cháy rừng ven chân núi là tuyến đường du lịch chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, kết nối các khu du lịch trọng điểm của huyện như KDL hồ Xạ Hương, hồ Láng Hà, trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên, KDL suối Bến Tàm,...

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản vẽ (CAD):

+ Các văn bản pháp lý liên quan.

Bản vẽ QH-15E: Sơ đồ thiết kế đô thị tổ chức không gian các trục giao thông quy hoạch chung đô thị Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040

Xem thêm: Thuyết minh quy hoạch tổng hợp Quy hoạch chung đô thị Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040 - Tỷ lệ 1/10.000

(HuyCuongACUD-acudvn24)

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi