0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU DU LỊCH QUỐC GIA NINH CHỮ TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2045

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 642 km về phía Nam, cách Thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía Nam.

Có vai trò là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Ninh Thuận đang lập đề án xây dựng tỉnh trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước.

Thông tin Thuyết minh quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Ninh Chữ Tỉnh Ninh Thuận đến năm 2045

 Xem thêm: Thuyết minh Quy hoạch chung xây dựng xã Thuận An, Thị xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Phạm vi nghiên cứu mở rộng mối liên hệ của Ninh Thuận trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Ninh Thuận là tỉnh nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 1A và Quốc lộ 27 lên Đà Lạt (Lâm Đồng); cách Nha Trang 105 km và cách sân bay quốc tế Cam Ranh về phía Bắc khoảng 50km. Tâm điểm của tứ giác du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trên hành lang kinh tế biển duyên hải sở hữu nhiều lợi thế về tài nguyên và du lịch hàng hải.

 Khát vọng của tỉnh xây dựng một tỉnh Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt, và trở thành tỉnh có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng, một tỉnh xanh và có môi trường sống tốt, phát triển bền vững, với các chiến lược hành động được xác định ở quy mô toàn tỉnh về việc tổng hợp nguồn lực, liên kết phát triển và tạo dựng giá trị khác biệt.

Vị trí nghiên cứu là dải ven biển thuộc tỉnh Ninh Thuận, chịu ảnh hưởng của hệ thống các cụm du lịch thuộc vùng bờ của tỉnh và sự phát triển đô thị ven biển.

 

- Ranh giới lập quy hoạch:

Tổng diện tích nghiên cứu, ranh giới lập quy hoạch trên đất liền khoảng 10.200 ha. Khu vực nghiên cứu được phân chia thành 3 khu vực:

- Khu vực phía Bắc thuộc cụm du lịch Bình Tiên – Vĩnh Hy; quy mô: khoảng 2.687ha;

- Khu vực trung tâm thuộc cụm du lịch Ninh Chữ – Bình Sơn; quy mô: khoảng 4.858ha;

- Khu vực phía Nam thuộc cụm du lịch Cà Ná – Mũi Dinh; quy mô: khoảng 2.655ha;

Dự kiến phát triển các khu vực khai thác hoạt động du lịch, dịch vụ trên biển khoảng 2.000ha. Quy mô và ranh giới được xác định cụ thể trong phần định hướng phát triển tổng thể và định hướng quy hoạch, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

 

- Khí hậu:

Thời tiết khu vực có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.

Nhiệt độ:

Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng gió nhiều, bốc hơi mạnh. Nhiệt độ trung bình năm 270C. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trong năm khá điều hòa, nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, có khi lên tới 140C vào tháng 4 - 5, cao nhất trong khoảng tháng 4 - 6 nhiệt độ có khi lên tới 36 - 390C.

 

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 75%, cao nhất 83% (tháng 10), thấp nhất 71% (tháng 1-2).

Nắng:  Khu vực nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, trung bình 270C- 320C, số giờ nắng 2.500-3.000 giờ. Năng lượng bức xạ của Ninh Thuận rất cao, trung bình đạt 160 Kcl/ cm² diện tích, tổng lượng nhiệt năm từ 9.500ºC đến 10.000ºC. Do đó, Ninh Thuận có điều kiện phát triển năng lượng tái tạo và mùa du lịch có thể kéo dài quanh năm ...

Mưa: Tỉnh Ninh Thuận có lượng mưa ít nhất cả nước, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 tới tháng 11, lượng mưa trung bình từ 700 - 800mm/năm. Ngoài ra đây là nơi có tài nguyên gió dồi dào, phù hợp phát triển năng lượng và các loại hình du lịch giải trí.

Gió: Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng gió nhiều và khô nóng, Chế độ gió theo 2 hướng: Đông Bắc và Tây Nam, tốc độ trung bình 2,7m/s.

Cao độ: Vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận có địa hình tương đối phức tạp, vùng gò đồi chiếm diện tích khá lớn. Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng chủ yếu ở các trung tâm như thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và trung tâm các huyện. Nhìn chung địa hình vùng ven biển của tỉnh có 3 dạng chính sau:

- Địa hình núi cao: Phân bố chủ yếu ở các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải và Thuận Nam; phân bố ở độ cao 70 – 1300 m; địa hình núi khối tảng, có độ dốc lớn, chia cắt phức tạp.

- Địa hình gò, đồi: Địa hình gò đồi phân bố ở khu vực chân núi, độ cao 20 – 70 m, độ dốc <200m.

- Địa hình đồng bằng: Phân bố ở độ cao <20 m, chủ yếu ở phía thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và các trung tâm huyện lỵ, các xã ven biển.

Với hình thái địa hình khu vực ven biển tạo nên những đặc trưng có thể khai thác phục vụ du lịch như: các bãi cát ven biển dọc tuyến; khu vực đồi núi (tạo cảnh quan, điều kiện phát triển du lịch thể thao, tham quan các khu vực thực và động vật quý hiếm.v.v…); các cảnh quan tự nhiên hấp dẫn như hệ thống hồ, đầm, vịnh và sông suối ( như Vịnh Vĩnh Hy, đầm Nại,…). Một số khu vực bãi đá ngầm có thể khai thác xây dựng cảng biển phục vụ khách du lịch).

 Xem thêm: Thuyết minh Quy hoạch chung xây dựng xã Thuận An, Thị xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Thành phần hồ sơ bao gồm:(doc)

Thuyết minh quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Ninh Chữ Tỉnh Ninh Thuận đến năm 2045 và các hồ sơ liên quan

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi