Khu đô thị Chiềng Sinh, thành phố Sơn La là một phân khu nằm ở cửa ngõ của thành phố Sơn La, giữ vai trò kết nối trung tâm thành phố Sơn La với các huyện phía Nam của tỉnh Sơn La thông qua các trục đường giao thông quan trọng liên vùng. Thành phố Sơn La bao gồm 7 phường thành thị và 5 xã là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Sơn La, có tiềm năng và cơ hội đóng góp đáng kể vào việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La nói riêng và của tiểu vùng Tây Bắc nói chung.
Thuộc đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng khu đô thị Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, tỷ lệ 1/2000.
Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường tại phân khu Chiềng Sinh, thành phố Sơn La còn nhiều hạn chế. Địa hình đồi núi chia cắt, kết hợp với việc chưa có quy hoạch và đầu tư đồng bộ đã dẫn đến tình trạng hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, các công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp nước, thoát nước, xử lý rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, việc xả thải trực tiếp ra môi trường, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đã gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước và không khí. Tuy nhiên, với tiềm năng phát triển và các chính sách đầu tư của địa phương, việc cải thiện và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại phân khu Chiềng Sinh đang được quan tâm và triển khai
Đường khu vực quy hoạch
Khu vực lập quy hoạch chủ yếu thuộc ranh giới phường Chiềng Sinh (1343.23ha); một phần phường Quyết Tâm (62.10ha), phường Chiềng Cơi (42.40ha), xã Hua La (51.00ha), thành phố Sơn La và xã Chiềng Ban (209.98ha), Chiềng Mung (155.83ha) huyện Mai Sơn;
- Phía Bắc giáp phân khu đô thị Chiềng Ngần;
- Phía Nam giáp khu vực sản xuất nông nghiệp thuộc xã Chiềng Ban, Chiềng Mung, huyện Mai Sơn;
- Phía Tây và Tây Bắc giáp phân khu đô thị lịch sử và phân khu đô thị sinh thái Hua La;
- Phía Đông, Đông Nam giáp phân khu đô thị Chiềng Sinh – Nà Sản.
Xem thêm: THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU CHIỀNG SINH , THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA
Khu vực lập quy hoạch mang đặc trưng của địa hình miền núi dạng lòng chảo, độ dốc trung bình 3-5% chạy tuyến tính từ Tây Bắc xuồng Đông Nam, cơ bản là thuận lợi cho xây dựng. Trong khu vực có một vài khu vực có núi đá có độ dốc lớn không thuận lợi cho xây dựng. Cao độ trung bình 700-900m, trong đó điểm cao nhất ở phía Nam khoảng 900m.
- Được phê duyệt tại:
Quyết định số 915/QĐ-UBND ngày 24/5/2022 của UBND tỉnh Sơn La
+ Cụ thể hóa quy hoạch chung thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đến năm 2045; làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết, xác định dự án đầu tư xây đựng và là cơ sở pháp lý để chính quyền các địa phương và các cơ quan tổ chức quản lý quy hoạch, sử dụng đất đai, trật tự xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt và quy định của pháp luật.
+ Cập nhật và đồng bộ các quy hoạch chi tiết, xác định các dự án đầu tư dọc các tuyến trục chính và trong khu vực lập quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Phát triển các kết nối giao thông và hoạt động kinh tế + xã hội về hướng Chiềng Ngần và đường tránh QL6 nhằm tạo hướng mở đô thị.
+ Tái tổ chức không gian, kiến trúc và cảnh quan khu vực trung tâm giao thương văn hóa vùng Tây Bắc mang tính kết nối liền mạch với trung tâm tương lai và đường tránh QL6. Cải tạo hệ thống cây xanh, cảnh quan công viên liên tục tạo trục xanh trong lõi các khu vực đang phát triển; phát triển các chức năng mới về dịch vụ thể thao cao cấp và du lịch.
Hiện trạng sử dụng đất khu vực lập quy hoạch
+ Phát triển các hoạt động về hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải và logistics, văn hóa – thể dục thể thao, giáo dục đào tạo;
+ Chức năng là “Cửa ngõ” có diện mạo về không gian, kiến trúc cảnh quan, có bản sắc của một đô thị miền núi phía Bắc góp phần hình thành một đầu mối giao thương về kinh tế, văn hóa xã hội, dịch vụ du lịch kết nối các huyện phía Nam của tỉnh Sơn La với trung tâm thành phố Sơn La.
- Nội dung văn bản:
* Đánh giá hiện trạng môi trường đô thị
+ Môi trường tự nhiên nhìn chung chưa ô nhiễm vì chưa có nhiều hoạt động tác động tiêu cực. Phạm vi, ranh giới các vùng bảo tồn thiên nhiên như rừng phòng hộ, suối và mặt nước...Cần được xác định, làm chính xác trên các bản đồ quy hoạch sử dụng đất và hồ sơ địa chính.
+ Môi trường xã hội: Khu vực dọc đường QL6. QL4G ,đường tỉnh 118 và một số khu vực đang được triển khai đầu tư xây dựng sẽ gây áp lực giao thông, chất thải gây ô nhiêm mỗi trường và nhập cư
Dự báo tác động và diễn biến môi trường tự nhiên
+ Các hoạt động xây dựng sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường nước, đất, sinh thái và biến đổi khí hậu
+ Các hoạt động sản xuất đặc biệt là cụm công nghiệp và các hoạt động sinh hoạt đô thị, đặc biệt tại các khu trung tâm sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường đất, không khí và tiếng ồn
+ Các hoạt động về giao thông: Do phân khu Chiềng Sinh giữ vai trò là “ Cửa ngõ” của trung tâm thành phố Sơn La nên mật độ và lưu lượng giao thông sẽ gia tăng đặc biệt là trục đường QL6 và đường tránh QL6.
Dự báo tác động và diễn biến môi trường xã hội
+ Quá trình thành thị hóa và phát triển đô thị sẽ làm gia tăng dòng nhập cư, làm thay đổi cơ cấu dân số - lao động, điều kiện sinh kế và lối sống, tập quán của người dân bản địa.
+ Quá trình phát triển du lịch với số dân cư tạm trú gia tăng sẽ có tác động đến môi trường về văn hóa và truyền thống địa phương.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Bản vẽ (CAD):
+ Các văn bản pháp lý liên quan.
+ Bản vẽ QH-03: Sơ đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Bản đồ đánh giá hiện trạng các mặt cắt đường
(HuyCuongACUD-acudvietnam 19)