0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
QCKTQG - Công trình tàu điện ngầm

QCVN 08:2018/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

CÔNG TRÌNH TÀU ĐIỆN NGẦM

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON URBAN UNDERGROUND RAILWAY STRUCTURES

MỤC LỤC

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi áp dụng

1.2  Đối tượng áp dụng

1.3  Tài liệu viện dẫn

1.4  Giải thích từ ngữ

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Quy định chung

2.2  Thông gió cho công trình tàu điện ngầm

2.3  Cấp, thoát nước cho công trình tàu điện ngầm

2.4  Cấp điện, chiếu sáng cho công trình tàu điện ngầm

2.5  An toàn, phòng chống cháy trong công trình tàu điện ngầm

2.6  Thoát hiểm

2.7  Thông tin, liên lạc trong công trình tàu điện ngầm

2.8  Bảo vệ môi trường khi thi công và khai thác công trình tàu điện ngầm

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Lời nói đầu

QCVN 08:2018/BXD Công trình tàu điện ngầm do Viện Khoa học công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 11/2018/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Quy chuẩn này thay thế cho QCVN 08:2009/BXD Công trình tàu điện ngầm đô thị - Phần I. Tàu điện ngầm ban hành theo Thông tư số 28/2009/TT-BXD ngày 14/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

CÔNG TRÌNH TÀU ĐIỆN NGẦM

National Technical Regulation on Urban Underground Railway Structures

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu về an toàn cháy, an toàn vệ sinh, môi trường và các yêu cầu liên quan khác áp dụng trong xây dựng mới, cải tạo, quản lý và khai thác sử dụng công trình tàu điện ngầm.

Quy chuẩn này không quy định các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến quy hoạch công trình tàu điện ngầm, tổ chức vận hành khai thác và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật của tàu điện ngầm.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây mới hoặc cải tạo, quản lý và sử dụng công trình tàu điện ngầm.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2008/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện

QCVN 02:2009/BXD, Quy chun kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

QCVN 05:2013/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

QCVN 06:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

QCVN 06:2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.

QCVN QTĐ 8:2010/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện. Tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp.

QCVN 10:2014/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

QCVN 27:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1 Công trình tàu điện ngầm

Một loại hình của đường sắt đô thị được xây dựng dưới mặt đất.

1.4.2 Nhà ga tàu điện ngầm

Nhà ga vận chuyển hành khách, nơi để dừng, đón, trả khách, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác của công trình tàu điện ngầm.

1.4.3 Kênh thông gió

Không gian bao gồm đường hầm, khoang, hành lang, giếng thông thoáng theo toàn bộ chiều dài được sử dụng trong hệ thống thông gió đường hầm.

1.4.4 Trạm thông gió

Công trình riêng biệt hoặc đặt trong công trình khác ở trên mặt đất, có bố trí các trang thiết bị để hút hoặc xả không khí sử dụng trong hệ thống thông gió.

1.4.5 Thiết bị thông gió

Tập hợp các trang thiết bị, kỹ thuật điện, thiết bị phụ trợ cùng với các gian phòng bố trí các kênh thông gió thẳng đứng, nghiêng, nằm ngang và các cơ cấu hút hoặc xả không khí.

1.4.6 Thiết bị thông gió đường hầm

Thiết bị dùng để thông gió các gian hành khách của các ga ngầm, đường hầm tàu chạy, đường hầm cụt và các đường hầm nối.

1.4.7 Thiết bị thông gió cục bộ

Thiết bị dùng để thông gió các gian phòng sản xuất, sinh hoạt, hành chính và các gian phòng khác của các ga ngầm và các công trình trong đường hầm.

1.4.8 Đường thoát hiểm

Lối đi dẫn ra ngoài trời hoặc vào khoang cháy bên cạnh.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Quy định chung

2.1.1  Vị trí tuyến đường và nhà ga tàu điện ngầm phải được xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

2.1.2  Các thông số cơ bản của công trình và thiết bị của tuyến đường đảm bảo năng lực lưu chuyển được tính toán theo lượng hành khách lớn nhất dự kiến ở các giai đoạn khai thác có xét đến sự phát triển lâu dài của đô thị.

2.1.3  Lối vào công trình tàu điện ngầm phải có cấu tạo loại trừ được khả năng tràn nước vào hầm với xác suất vượt mực nước ngập lụt dựa trên các số liệu lịch sử khí tượng thủy văn, địa chất thủy văn và các số liệu dự báo biến đổi khí hậu trong thời gian tuổi thọ của công trình.

2.1.4  Tuyến hầm tàu điện ngầm

Chiều sâu tối thiểu để đặt tuyến hầm được xác định có kể đến việc bảo vệ các công trình xây dựng ở phía trên cũng như khả năng thi công kết cấu đường.

2.1.5  Nhà ga trên tuyến tàu điện ngầm

a) Các nhà ga được đặt ở các nơi tập trung hành khách, nơi có khả năng kết nối với các loại hình giao thông khác như gần các nhà ga đường sắt, đường bộ, đường thủy và gần các danh lam thắng cảnh của thành phố theo quy hoạch được duyệt.

b) Khi lối lên xuống của hành khách từ vị trí sảnh chờ (khu vực bán và soát vé) xuống tầng ke ga có chênh cao lớn hơn 3,5 m thì phải xem xét bố trí thang cuốn phụ trợ thang bộ phục vụ hành khách.

Số thang cuốn phải đủ để thông được luồng hành khách tính toán tối đa ở chế độ giải thoát người từ nhà ga khi có sự cố và các tình huống bất lợi đồng thời xảy ra như khi một thang cuốn phải sửa chữa; một thang cuốn phải dừng do nguyên nhân không được lường trước.

c) Nhà ga phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo cho người khuyết tật, người cao tuổi tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD.

d) Các hành lang trong nhà ga và các đường vượt ngầm dài trên 100 m phải xem xét bố trí băng tải phục vụ hành khách.

e) Các gian thương mại, gian trưng bày và các hạng mục khác phục vụ hành khách không được cản trở lưu thông, phục vụ hành khách và ảnh hưởng tới công nghệ điều hành/quản lý tàu điện ngầm.

2.1.6  Điều kiện đất nền phải được nghiên cứu trong trạng thái giới hạn dự kiến trước trong phạm vi ảnh hưởng tổng thể từ tương tác giữa quá trình thi công và khai thác tuyến tàu điện ngầm với môi trường địa chất. Độ sâu khảo sát phải sâu hơn đáy hầm không nhỏ hơn 10 m và bề rộng phạm vi khảo sát không nhỏ hơn 4 lần chiều sâu đáy hầm tính từ mép hầm.

2.1.7  Kết cấu công trình tàu điện ngầm phải tính đến tác động của các tải trọng, các yếu tố tự nhiên theo QCVN 02:2009/BXD và tương tác của công trình với môi trường địa chất xung quanh.

2.1.8  Các kết cấu chịu lực bao che bên ngoài, kết cấu chịu lực bên trong công trình tàu điện ngầm và vật liệu hoàn thiện kiến trúc của công trình phải đảm bảo yêu cầu về độ bền, độ bền lâu, an toàn cháy, ổn định đối với những tác động khác nhau của môi trường bên ngoài.

2.1.9  Vật liệu xây dựng, kết cấu và phương pháp thi công phải đảm bảo tuổi thọ của vỏ hầm. Vỏ hầm phải kín và phải đảm bảo các yêu cầu về cường độ, độ bền, an toàn, ổn định và đảm bảo khả năng khai thác bình thường dưới những tác động khác nhau của môi trường xung quanh.

2.1.10  Phải bảo vệ chống sự xâm nhập của nước mặt, nước ngầm và các chất lỏng khác vào công trình tàu điện ngầm. Phải có biện pháp chống ăn mòn cho công trình tàu điện ngầm.

2.1.11  Quan trắc cho tuyến tàu điện ngầm phải thiết lập các mốc chuẩn có độ chính xác đảm bảo chất lượng thi công và quan trắc biến dạng các nhà và công trình hiện hữu trong vùng xây dựng.

2.1.12  Các quan trắc địa kỹ thuật - môi trường trong công trình tàu điện ngầm, môi trường địa chất, các công trình tàu điện ngầm liền kề và các công trình trên mặt đất phải được thực hiện trong quá trình thi công và khai thác, sử dụng công trình tàu điện ngầm.

2.1.13  Chất lượng xây dựng công trình tàu điện ngầm phải được thực hiện kiểm tra theo quy định hiện hành. Trong quá trình khai thác sử dụng, công trình tàu điện ngầm phải được quan trắc, theo dõi và đánh giá nhằm phát hiện các nguy cơ mất an toàn cho công trình và các công trình lân cận.

2.1.14  Công trình tàu điện ngầm và hệ thống kỹ thuật trong công trình phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc thay thế nhằm duy trì khả năng hoạt động bình thường của hệ thống theo thiết kế trong suốt thời hạn sử dụng công trình.

2.1.15  Hệ thống kỹ thuật của công trình tàu điện ngầm phải được thiết kế đảm bảo an toàn và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2.1.16  Hệ thống quan trắc chất lượng không khí của công trình tàu điện ngầm phải được vận hành liên tục và giám sát độc lập để đảm bảo an toàn về chất lượng không khí.

2.1.17  Công trình tàu điện ngầm phải được kết hợp sử dụng đa mục đích, trong đó có kể đến công năng sử dụng phòng vệ dân sự.

2.2  Thông gió cho công trình tàu điện ngầm

NGUỒN<<luatvietnam.vn>>

NHẤN TẢI XUỐNG ĐỂ XEM BẢN ĐẦY ĐỦ 

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi