0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
QCVN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng

QCVN 03:2022/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ THIẾT KẾ XÂY DỰNG

National Technical Regulation on Classificasions of Buildings and Structures for design

MỤC LỤC

1.QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

1.2  Đối tượng áp dụng

1.3  Giải thích từ ngữ

2.QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Cấp hậu quả của công trình

2.2  Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình

2.3  Phân loại kỹ thuật về cháy đối với công trình

3.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHỤ LỤC A  CẤP HẬU QUẢ CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Lời nói đầu

QCVN 03:2022/BXD thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

QCVN 03:2022/BXD do Viện Khoa học công nghệ xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 05/TT-BXD ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

QCVN 03:2022/BXD thay thế cho QCVN 03:2012/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ THIẾT KẾ XÂY DỰNG

National Technical Regulation on Classifications of Buildings and Structures for design

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

1.1.1  Quy chuẩn này quy định về việc phân cấp công trình theo các tiêu chí sau:

a) Hậu quả do kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy (sau đây gọi là cấp hậu quả);

b) Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình;

c) Phân loại kỹ thuật về cháy đối với công trình (hoặc các phần của công trình, sau đây gọi chung là công trình), bao gồm: bậc chịu lửa, cấp nguy hiểm cháy kết cấu và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng.

1.1.2  Quy chuẩn này áp dụng để xác định các giải pháp kinh tế - kỹ thuật khi thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và các công trình dạng nhà khác.

1.1.3  Quy chuẩn này áp dụng khi thiết kế xây dựng mới các công trình quy định tại 1.1.2 của quy chuẩn này, và khuyến khích áp dụng khi thiết kế cải tạo các công trình hiện hữu.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng tại Việt Nam.

1.3  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1

Bậc chịu lửa

Đặc trưng phân bậc của công trình, được xác định bởi giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện sử dụng để xây dựng công trình đó.

1.3.2

Cấp hậu quả

Đặc trưng phân cấp của công trình, phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình, cũng như thiệt hại về người, hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế khi kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy.

1.3.3

Cấp nguy hiểm cháy kết cấu công trình

Đặc trưng phân cấp của công trình, được xác định bởi mức độ tham gia của kết cấu xây dựng vào sự phát triển đám cháy và hình thành các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.

1.3.4

Độ bền lâu

Khả năng của công trình xây dựng bảo toàn được các tính chất độ bền, vật lý và các tính chất khác đã được quy định trong thiết kế và bảo đảm cho công trình xây dựng sử dụng bình thường trong suốt thời hạn sử dụng theo thiết kế.

1.3.5

Kết cấu công trình

Tổ hợp các bộ phận, cấu kiện của công trình chịu tất cả các tải trọng và tác động lên công trình, và bảo đảm độ bền, độ cứng và ổn định cho công trình.

1.3.6

Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của công trình

Đặc trưng phân nhóm của công trình, được xác định bởi công năng và các đặc điểm sử dụng riêng của công trình, kể cả các đặc điểm của các quá trình công nghệ của sản xuất trong công trình đó.

1.3.7

Sửa chữa lớn (đối với kết cấu công trình)

Hoạt động thay thế, gia cường, khôi phục các bộ phận, cấu kiện kết cấu hoặc gia cố nền nhằm đưa chúng trở lại trạng thái làm việc bình thường.

CHÚ THÍCH: Công tác sửa chữa, thay thế các bộ phận bao che, trang trí, hoàn thiện, các lớp bảo vệ kết cấu trong quá trình bảo trì không được coi là sửa chữa lớn.

1.3.8

Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế)

Khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng mà không cần sửa chữa lớn kết cấu.

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Cấp hậu quả của công trình

2.1.1  Cấp hậu quả của công trình được phân thành ba cấp: C1 (thấp), C2 (trung bình) và C3 (cao), được quy định tại Phụ lục A của quy chuẩn này và được xác định trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

2.1.2  Kết cấu và nền của công trình cần được thiết kế tương ứng với cấp hậu quả của công trình quy định tại quy chuẩn này theo các tiêu chuẩn thiết kế được lựa chọn áp dụng.

2.1.3  Phụ thuộc vào dạng kết cấu và những tình huống cụ thể trong thiết kế công trình, có thể áp dụng cấp hậu quả của một số bộ phận, cấu kiện kết cấu khác với cấp hậu quả của công trình.

2.2  Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình

2.2.1  Tùy thuộc chức năng của công trình trong dự án đầu tư xây dựng, môi trường khai thác sử dụng, và thời hạn hoạt động của dự án (nếu có); thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình phải được xác định trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

2.2.2  Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được chia thành bốn mức như bảng 1, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư có thể sử dụng các mức này để xác định thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

 

NGUỒN <<Luatvietnam.vn>>

NHẤN TẢI XUỐNG ĐỂ XEM BẢN ĐẦY ĐỦ 

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi