0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
TCQG - Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốt pha trượt - Thi công và nghiệm thu

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9342:2012

CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI XÂY DỰNG BẰNG CỐT PHA TRƯỢT -  THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Monolithic reinforced concrete structures constructed by slipform - Construction and acceptance

Lời nói đầu

TCVN 9342:2012 được chuyển đổi từ TCXD 254:2001 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9342:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn  Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI XÂY DỰNG BẰNG CỐT PHA TRƯỢT -  THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Monolithic reinforced concrete structures constructed by slipform - Construction and acceptance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để thi công và nghiệm thu các Silô, ống khói, lồng cầu thang, bể, thùng chứa, đài nước, tháp truyền hình, vách, tấm tường bê tông cốt thép toàn khối có chiều dày thành không thay đổi hoặc thay đổi theo hình côn, được thi công bằng cốp pha trượt theo chiều thẳng đứng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1651-1:2008, Thép cốt bê tông - Phần 1: Thép thanh tròn trơn;

TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn;

TCVN 2737:1995, Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử;

TCVN 3255:1989, An toàn nổ - Yêu cầu chung;

TCVN 4086:1985, An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung;

TCVN 4091:1985, Nghiệm thu các công trình xây dựng;

TCVN 4244:1986, Qui phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng;

TCVN 4453:1995,  Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Qui phạm thi công và nghiệm thu;

TCVN 5279:1990, An toàn cháy nổ. Bụi cháy - Yêu cầu chung;

TCVN 5308:1991, Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng;

TCVN 5574:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 9398:2012, Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung;

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Thi công bằng cốp pha trượt (Constructed by slipform)

Là dùng các kích chuyên dụng đẩy cốp pha trượt lên theo mặt bê tông cùng đồng thời với các công việc lắp đặt cốt thép, đổ bê tông vào cốp pha để tạo hình kết cấu bê tông cốt thép cần thi công.

3.2

Hệ thống thiết bị cốp pha trượt (System of slipform device)

Là một hệ thống thiết bị đồng bộ cung cấp tất cả những gì cần thiết để thực hiện dây chuyền công nghệ thi công công trình bê tông cốt thép toàn khối bằng cốp pha trượt.

3.3

Giá nâng (Lifting framing)

Là kết cấu chịu lực chính của hệ thống thiết bị cốp pha trượt, dùng để cố định kích, vành gông, để đỡ sàn công tác và duy trì hình dạng hình học của cốp pha.

3.4

Vành gông (Yoke ring)

Là kết cấu để cố định các tấm cốp pha theo đúng vị trí như đã ghi trong thiết kế, để gông giữ không cho cốp pha bị mất ổn định và bị biến dạng trong quá trình thi công trượt. Vành gông được liên kết chặt với giá nâng để cùng giá nâng kéo cốp pha lên theo.

3.5

Cốp pha (Formwork)

Được tạo nên từ nhiều tấm cốp pha chế tạo sẵn bằng thép ghép lại để tạo hình kết cấu trong khi thi công trượt. Cốp pha được cố định vào vành gông để chuyển động cùng vành gông. Trong khi thi công mặt cốp pha trực tiếp tiếp xúc và trượt trên bề mặt bê tông mới đổ của kết cấu.

3.6

Ty kích (Jack rod)

Là chỗ dựa và đường dẫn để cho kích bám vào và leo lên trong khi thi công trượt. Loại ty kích sau khi thi công xong công trình thì rút ra để sử dụng lại cho thi công công trình khác gọi là "ty kích chuyên dùng". Loại ty kích sau khi thi công xong không rút ra mà để nằm lại trong bê tông công trình gọi là "ty kích không chuyên dùng", có thể sử dụng loại ty kích này kiêm luôn làm cốt thép chịu lực.

3.7

Sàn công tác (Work platform)

Là nơi thực hiện các thao tác chính trong khi thi công bằng cốp pha trượt như đổ bê tông, lắp đặt cốt thép, tập kết vật liệu, vận chuyển bê tông theo phương ngang. Sàn công tác được nâng dần lên trong quá trình trượt và được cấu tạo phù hợp với kết cấu, công trình cần thi công. Sàn công tác ở mặt ngoài công trình gọi là sàn công tác ngoài. Sàn công tác ở mặt trong gọi là sàn công tác trong.

3.8

Giàn giáo treo (Hanging scaffold)

Là giàn giáo được treo ở phía dưới sàn công tác, là nơi để thực hiện các công việc hoàn thiện bề mặt bê tông, kiểm tra bê tông sau khi ra khuôn, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ khuôn lỗ chừa sẵn. Giàn giáo treo ở mặt ngoài công trình gọi là giáo treo ngoài. Giàn giáo treo ở mặt trong công trình gọi là giáo treo trong.

Nhấn tải xuống để xem bản đầy đủ 

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi