0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã nên hình hài

Được khởi công ngày 10/10/2011.

Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD; vốn vay ưu đãi bên mua là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 2.123 tỷ đồng.

 

Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội Cát Linh – Hà Đông sẽ chính thức đưa vào khai thác, sử dụng vào năm 2015

Dự án có tổng chiều dài là 13,08 km, toàn tuyến đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa hai làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi. Điểm khởi đầu là ga Cát Linh (Q. Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (Q. Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh – La Thành – Thái Hà – Láng - Đại học Quốc gia – Vành đai III – Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông – Hà Đông – La Khê – Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo tại Phường Phú Lương (Q. Hà Đông).

Với các đặc tính của hệ thống là: Kiểm soát tàu tự động cùng với điều khiển của lái tàu; có hệ thống thông tin tín hiệu trên tàu và tại các nhà ga; tốc độ tối đa 80km/h; tổng cộng 13 đoàn tàu với 04 toa/tàu; giãn cách đoàn tàu từ 4 – 6 phút; cổng thu soát vé tự động, công nghệ thẻ không tiếp xúc.

Các nhà thầu tham gia dự án gồm: Đơn vị tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc; Nhà thầu Tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị là Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh; Nhà thầu Tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình là Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI).

Được khởi công ngày 10/10/2011, sau hơn 1 năm thi công, trải qua nhiều khó khăn về tiến độ, đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông đến nay đã nên vóc, nên hình để có thể đưa vào khai thác vào năm 2015.


Phần “xương sống” của Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã trở nên hình hài.

Theo thiết kế, tuyến Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường sắt nhẹ đi trên cao phục vụ vận tải hành khách với chiều dài 13,05km. Sau khi hoàn thành dự án được kỳ vọng sẽ đóng vai trò nòng cốt trong giao thông công cộng, cùng với mạng lưới xe buýt nhanh sẽ giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông tại Thủ đô Hà Nội. Phấn đấu đạt mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng được 35-45% nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô.

Theo baoxaydung.com.vn