1. Dự án Noah Ark
Lấy cảm hứng từ nhân vật trong kinh thánh của Noah, những nhà thiết kế người Serbia là Aleksandar Joksimovic và Jelena Nikolic đã tạo Noah Ark, một thành phố nổi bền vững có khả năng bảo vệ sự sống trên trái đất trong trường hợp xảy ra thảm họa lớn.
Dự án sẽ tồn tại dựa trên các sự sống trên ruộng bậc thang, cung cấp không gian rộng rãi cho các mô hình lương thực, thực phẩm phát triển, thu thập nguồn nước mưa và thông qua các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, gió và năng lượng sóng... có sẵn trên biển phục vụ cho sự sống của con người.
Ngoài việc giúp bảo vệ khỏi các thảm họa tự nhiên, dự án được thiết kế như một phần của một mạng lưới kết nối với các đường hầm nổi dưới nước, liên kết chúng với đất liền. Như các khu định cư, nơi đây có thể gắn với nhau tạo ra một đại lục nhân tạo rất lớn.
Một bức tường cao 64 mét bên ngoài bảo vệ thành phố khỏi những cơn gió biển mạnh và sóng thần. Trong trường hợp khẩn cấp, người dân có thể rút vào trong các hòn đảo để được an toàn. Phần bên dưới đảo, tua bin khổng lồ chuyển đổi các dòng hải lưu thành năng lượng, trong khi lớp bề mặt san hô nhân tạo, khuyến khích sự phát triển của các hệ sinh thái mới.
Dự án có tính năng tạo ra năng lượng và tất cả mọi thứ cần thiết cho sự thoải mái của người dân, bao gồm khu dân cư, văn phòng, công viên, những khu giải trí, khu rừng và bãi biển. Ngoài ra còn có đất canh tác và một khu bảo tồn cho động vật.
2. Dự án thành phố nổi Lilypad
Tiếp theo ý tưởng giống nhau về khái niệm, thành phố nổi Lilypad được thiết kế bởi Vincent Callebaut (người Bỉ) là một mô hình thành phố nổi hoàn toàn độc lập nhằm mục đích cung cấp nơi tạm trú cho những người tị nạn do hậu quả của biến đổi khí hậu trong tương lai. Được thiết kế trông giống như một bông hoa huệ nước và dự định là một thành phố nổi có phát thải bằng 0 trên đại dương.
Dự án này cũng ứng dụng công nghệ khác nhau, bao gồm năng lượng mặt trời, gió, thủy triều và sinh khối, dự án sẽ có thể tạo ra năng lượng riêng của nó.
Lilypad được thiết kế để cung cấp nơi ở cho khoảng 50.000 người, có một vùng đầm phá nhân tạo ở trung tâm và ba dãy đồi để tạo ra một môi trường đa dạng cho các cư dân. Được quy hoạch gần bờ biển hoặc trôi nổi trong đại dương trôi nổi theo các dòng hải lưu.
3. Dự án Sub- Biosphere2
Dự án Sub- Biosphere2 được tạo ra bởi nhà thiết kế Phil Pauley (Anh), là một khái niệm thành phố nổi tương lai. Dự án gồm có các hệ động-thực vật, hoặc quần xã sinh vật cùng tồn tại.
Đây là một dự án đầy triển vọng nhưng xét về quy mô thì nhỏ hơn, Sub- Biosphere2 được thiết kế chỉ bao gồm khoảng 100 cư dân. Dự án có tính năng như một mạng lưới dưới nước tạo thành từ một quần xã sinh vật trung tâm được hỗ trợ bao quanh bởi các quần xã sinh vật sống hình cầu, điểm cao nhất là 120 mét so với mực nước biển.
Mặc dù các dự án này chưa có kế hoạch cụ thể để thành hiện thực nhưng dù sao nó cũng là ý tưởng có giá trị mang tính truyền cảm hứng cho các giải pháp sáng tạo ở một số điểm nhất định cho các nhà quản lý và các kiến trúc sư quy hoạch. Đâu đó người ta vẫn đang nghiên cứu và tìm cách biến ý tưởng này thành hiện thực nhằm đưa ra câu trả lời cho vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.