0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
SƠ ĐỒ QUY HOẠCH SAN NỀN VÀ THOÁT NƯỚC MƯA QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG TRỤC ĐÔ THỊ CHIỀNG SINH – NÀ SẢN, THÀNH PHỐ SƠN LA

Trục đô thị Chiềng Sinh – Nà Sản có vai trò quan trọng tại cửa ngõ phía Đông Nam của thành phố Sơn La, là nơi có nhiều chức năng quan trọng về hành chính chính trị; đầu mối giao thông vùng; công nghiệp- sản xuất; dịch vụ du lịch; Văn hóa – thể dục thể thao của Tỉnh và thành phố. Trục đô thị Chiềng Sinh – Nà Sản đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 năm 2009, là cơ sở để Tỉnh và Thành phố Sơn La triển khai lập nhiều dự án phát triển đô thị.

Thông tin Sơ đồ quy hoạch san nền và thoát nước mưa quy hoạch phân khu xây dựng trục đô thị Chiềng Sinh - Nà Sản, Thành phố Sơn La

Thuộc đồ án quy hoạch phân khu xây dựng trục đô thị Chiềng Sinh - Nà Sản, Thành phố Sơn La

Với mục tiêu xây dựng một đô thị xanh, sạch, đẹp, quy hoạch phân khu đã đặt vấn đề san nền và thoát nước mưa lên hàng đầu. Các giải pháp được đưa ra không chỉ đảm bảo công năng sử dụng mà còn hướng tới việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Hệ thống thoát nước mưa sẽ được thiết kế thông minh, kết hợp với các giải pháp xanh như vườn mưa, hồ điều hòa, góp phần làm giảm ngập lụt và cải thiện chất lượng không khí. 

Sơ đồ phân bố hạ tầng xã hội

- Vị trí:

Khu vực lập quy hoạch phân khu trục đô thị Chiềng Sinh – Nà Sản tỷ lệ 1/2000 nằm phía Đông Nam thành phố Sơn La, trên địa giới hành chính hai huyện là thành phố Sơn La (phường Chiềng Sinh) và huyện Mai Sơn (xã Chiềng Mung và xã Hát Lót), ranh giới được xác định như sau:

+ Phía Tây Bắc giáp khu Trung tâm giáo dục- Đào tạo.

+ Phía Đông Bắc giáp khu đô thị mới Chiềng Ngần.

+ Phía Đông Nam tới đỉnh dốc Mường Hồng.

+ Phía Tây Nam giáp Dốc Bản Mạt. 

Xem thêm: SƠ ĐỒ QUY HOẠCH HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG TRỤC ĐÔ THỊ CHIỀNG SINH – NÀ SẢN, THÀNH PHỐ SƠN LA

- Địa hình: 

Khu vực lập quy hoạch mang đặc trưng của địa hình miền núi dạng lòng chảo, độ dốc trung bình 3-5% chạy tuyến tính từ Tây Bắc xuồng Đông Nam, cơ bản là  thuận lợi cho xây dựng. Trong khu vực có một vài khu vực có núi đá có độ dốc lớn không thuận lợi cho xây dựng. Độ dốc chung của khu vực không liên tục và bị ngăn chia bởi 2 đèo thấp ngang qua QL6 tại khu vực chợ Chiềng Mung ( cos 650) và khu vực doanh trại quân sự thuộc xã Hát Lót ( cos 637). Do việc phân chia địa hình dẫn tới hiện tượng úng ngập cục bộ tại một số điểm trong khu vực nghiên cứu. 

 Sơ đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

- Được phê duyệt tại: Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 27/2/2020 về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch phân khu xây dựng trục đô thị Chiềng Sinh – Nà Sản, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

- Mục tiêu:

+ Việc xây dựng khu đô thị Chiềng Sinh- Nà Sản nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có về giao thông, cảnh quan và quỹ đất xây dựng để hình thành một khu đô thị mới có kiến trúc, hạ tầng hiện đại, đảm bảo cho sự phát triển hài hòa, các khu chức năng của Thành phố, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

+ Thông qua xây dựng đô thị để sắp xếp điều chỉnh dân cư, chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế của thành phố, tạo nguồn lực để phát triển đô thị theo hướng bền vững, đảm bảo các tiêu chí của đô thị loại II và là Thành phố trung tâm vùng Tây Bắc.

 - Nội dung văn bản: 

*Giải pháp san nền 

Nguyên tắc:

- Tuân thủ định hướng san nền và thoát nước theo quy hoạch chung đã được phê duyệt.

- Tận dụng tối đa điều kiện địa hình tự nhiên để phân chia các lưu vực thoát nước.

- Cao độ nền thiết kế đảm bảo cho các khu vực không bị ngập úng.

- Khớp nối với các khu vực hiện trạng và dự án đã triển khai.

- Đảm bảo thoát nước tự chảy nhanh chóng.

- Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống thoát nước trong khu vực nghiên cứu với các khu lân cận, không làm ảnh hưởng đến lưu vực thoát hiện có của khu vực lân cận.

* Giải pháp quy hoạch:

- Cao độ san nền: cao độ san nền cao nhất ở khu vực Tây Bắc có cao độ khoảng: +754,0m; hướng dốc san nền chính là theo hướng Tây Bắc, Đông Nam dốc vào các vệt trũng, sông suối tự nhiên. Cao độ san nền thấp nhất tại khu vực phía Nam xung quanh hồ Tiền Phong có cao độ khoảng +598,0m

- Cao độ nút các nút giao thông xác định phù hợp với cao độ tự nhiên, cao độ các tuyến đường theo quy hoạch chung và mạng lưới thoát nước mưa, đảm bảo điều kiện thoát nước tự chảy.

*Giải pháp thoát nước mưa

- Thiết kế hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải.

- Phân chia khu vực thành 3 lưu vực thoát nước chính với hướng thoát từ Tây Bắc - Đông Nam.

- Trên cơ sở quy hoạch san nền, thiết kế hệ thống thoát nước mưa bao gồm các tuyến cống tròn, rãnh chôn dưới lòng đường ngay sát mép vỉa hè và được xây dựng đồng thời với việc xây dựng các tuyến đường giao thông. 

- Dọc theo các hành lang sông suối bố trí các hành lang cây xanh với bề rộng đảm bảo theo tính toán thoát lũ

- Tại các vị trí giao cắt của các tuyến sông suối với hệ thống giao thông, bố trí công trình cầu và cống để đảm bảo thoát nước cho lưu vực

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản vẽ (CAD):

+ Các văn bản pháp lý liên quan.

Bản vẽ QH-07: Sơ đồ quy hoạch san nền và thoát nước mưa

Sơ đồ đánh giá tình hình thực hiện theo quy hoạch đã duyệt

Xem thêm: THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG TRỤC ĐÔ THỊ CHIỀNG SINH – NÀ SẢN, THÀNH PHỐ SƠN LA

(HuyCuongACUD-acudvietnam 19)

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi