Độ thị hóa được quản lý hợp lý sẽ mang lại lợi ích bảo vệ môi trường.
Đó là “cam kết” của bà Marie-Cécile Tardieu-Smith, tham tán kinh tế, trưởng đại diện cơ quan kinh tế Đại sứ quán Pháp (đại diện nhà tài trợ chính) tại buổi họp báo về dự án đường sắt đô thị thí điểm (tuyến số 3) Nhổn – ga Hà Nội sáng 7.7
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 phiên bản tiếng Anh.
Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định Số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 đã nêu quan điểm phát triển trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị đó là: “việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam phải bảo đảm xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp hoặc hiện đại, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi đô thị”. Để đáp ứng được yêu cầu nêu trên, vấn đề trình độ của đội ngũ cán bộ trực tiếp xây dựng và quản lý hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị giữ một vai trò rất quan trọng và đặt ra cho công tác đào tạo cán bộ ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị những nhiệm vụ có tính cấp thiết không chỉ trước mắt mà còn lâu dài nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.
Trong 10 năm qua, sự phát triển của hệ thống đô thị và quá trình đô thị hoá ở nước ta đã diễn ra nhanh chóng trên phạm vi cả nước. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị như: Hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn... được cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới đã phát triển khá nhanh góp phần tạo nên bộ mặt đô thị đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống của người dân đô thị, góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo lập một nền tảng phát triển bền vững đô thị.
Không gian kiến trúc là thành tố quan trọng để tạo dựng bản sắc và diện mạo cho đô thị. Vì vậy, quản lý không gian này thế nào luôn là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý thành phố.