Quy Nhơn là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định,có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.
Xem thêm: Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Quy Nhơn là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, có diện tích khoảng 284,28 km², dân số khoảng 311.133 người; là đầu mối giao thông quan trọng có QL1A, 1D, QL19, cảng biển Quy Nhơn, Thị Nại, đường sắt Bắc Nam kết nối Quy Nhơn với khu vực miền Trung – Tây Nguyên với cả nước và quốc tế; có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch. Bản đồ quy hoạch thoát nước mưa, nước thải và môi trường là một hợp phần quan trọng trong quy hoạch phân khu không gian du lịch Vịnh Quy Nhơn, được thể hiện ở tỷ lệ chi tiết 1/2.000. Bản đồ này thể hiện hệ thống thoát nước mưa tách biệt với nước thải, đảm bảo khả năng tiêu thoát tự nhiên, phòng chống ngập úng và thích ứng với địa hình ven biển. Đồng thời, các tuyến thu gom, xử lý nước thải và các công trình bảo vệ môi trường được quy hoạch đồng bộ nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nước biển và hệ sinh thái ven bờ. Đây là cơ sở kỹ thuật quan trọng giúp phát triển không gian du lịch Vịnh Quy Nhơn theo hướng xanh – sạch – bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Khu vực ven biển đoạn từ Mũi Tấn đến Ghềnh Ráng, thuộc địa giới hành chính các phường Ghềnh Ráng, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Mây, Lý Thường Kiệt, Trần Phú, Lê Lợi, Hải Cảng. Có giới cận cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp : Khu vực nội thị phía Bắc đường Nguyễn Thị Định, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo;
- Phía Nam giáp : Biển Đông;
- Phía Đông giáp : Khu vực Mũi Tấn;
- Phía Tây giáp : Núi Xuân Vân.
Tổng diện tích quy hoạch khoảng 191 ha.
Xem thêm: Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000
+ Khu vực quy hoạch thuộc khu vực nội thị ven biển Quy Nhơn, có địa hình tương đối bằng phẳng so với địa hình chung của toàn thành phố, chủ yếu là đất cát, đất công viên cây xanh, đất giao thông hạ tầng kỹ thuật, đất dân dụng đô thị... đất dân cư chiếm mật độ cao.
+ Cốt tự nhiên dọc đường An Dương Vương, Xuân Diệu và các khu dân cư, công trình dọc theo 02 tuyến đường nêu trên khoảng 3m-5m.
+ Cụ thể hóa chiến lược phát triển đô thị thành phố Quy Nhơn theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 và chương trình phát triển đô thị thành phố Quy Nhơn.
+ Khai thác tiềm năng, lợi thế của cảnh quan đất đai vịnh Quy Nhơn để phát triển trọng điểm du lịch biển của tỉnh, góp phần xây dựng thương hiệu “Du lịch Quy Nhơn”.
+ Kiểm soát phát triển không gian kiến trúc, nâng cao chất lượng cảnh quan đô thị ven biển theo hướng hiện đại, có đặc trưng riêng.
+ Làm cơ sở để quản lý, thực hiện đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.
+ Năm 2016
- Văn bản pháp lý kèm theo
- Bản vẽ HT-02: Bản đồ quy hoạch thoát nước mưa - nước thải - môi trường quy hoạch chung phân khu tỷ lệ 1/2.000 không gian du lịch vịnh Quy Nhơn
Tổng quan hệ thống thoát nước đô thị
- Trước khi Dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn thực hiện, hệ thống thoát nước hiện có của thành phố là hệ thống cống chung thoát nước mưa và nước thải, mà thực chất là hệ thống tiêu thoát tự chảy của nước mưa có tiếp nhận các loại nước thải từ các nguồn phát sinh trong thành phố. Hệ thống thoát nước của thành phố được hình từ thời Pháp thuộc và chế độ cũ, từng bước được mở rộng cải tạo theo sự phát triển của đô thị, tuy nhiên phần lớn các tuyến cống được xây dựng từ những năm 1990 trở lại đây. Các tuyến thoát nước, nhìn chung được xây dựng theo hướng chuyển tải nước mưa, nước thải ra nguồn tiếp nhận gần nhất (sông, hồ hoặc biển) cũng như không phân định theo lưu vực thoát nước nên không có tính quy hoạch thống nhất, năng lực của hệ thống vì vậy bị hạn chế.
- Sau khi Dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn hoàn thành, nước thải và nước mưa đã được thu gom và tách riêng thông qua các giếng tách. Các tuyến thoát nước cũ hình thành từ thời Pháp thuộc và chế độ cũ, từng bước được thay thế bằng các tuyến cống hộp và các tuyến thu gom nước thải. Các tuyến thoát nước, nhìn chung được xây dựng theo hướng chuyển tải nước mưa ra nguồn tiếp nhận gần nhất (sông, hồ hoặc biển), nước thải được thu gom về các trạm bơm nước thải và đưa về các nhà máy xử lý.
- Hệ thống thoát nước thành phố được tổ chức theo kiểu hệ thống thoát nước riêng tại khu vực đô thị phát triển mới và thoát nước kiểu nửa riêng tại khu vực trung tâm thành phố cũ. Hệ thống thoát nước thành phố Quy Nhơn sau khi thực hiện dự án VSMT thành phố Quy Nhơn
(nvl-lva-Acvn9)